Vượt qua khủng hoảng tuổi thành niên

Chia sẻ

Những ước mơ, hoài bão, quan hệ tình cảm, sự lựa chọn công việc, gia đình, bạn bè... là những vấn đề khủng hoảng của tuổi thành niên. Làm thế nào vượt qua nó một cách thành công?

 
Theo đuổi sự nghiệp và đam mê
33 tuổi, Hoàng vẫn là một người "tay trắng" trong mắt bạn bè. Bởi trong khi đồng nghiệp, bạn bè cùng trang lứa đều có gia đình, công việc ổn định, sự nghiệp vững thì Hoàng vẫn là một người lông bông chưa đâu vào đâu. Hoàng nhảy việc liên tục vì cho rằng công việc và sự nghiệp mà mình đang làm vì mưu sinh chứ không bắt nguồn từ niềm đam mê. Hoàng quan niệm, muốn đạt được sự nghiệp thành đạt thì phải có niềm đam mê trong đó, vì thế, anh không muốn gắn bó với công việc mà chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt là kinh tế để tồn tại. Do đó, Hoàng tìm đến nhiều công việc, nhưng làm được một thời gian anh lại nhảy việc vì không có niềm đam mê công việc đó. Kết quả sau 10 năm ra trường, Hoàng vẫn chưa thể ổn định công việc, thăng tiến trong sự nghiệp giống như bạn bè. Dần dần, trong mắt mọi người, Hoàng giống như một người "lập dị".
 
Hoàng kể, sống trong ánh mắt coi thường của mọi người anh cũng thấy hoang mang, buồn chán. Một thời gian dài, anh rơi vào khủng hoảng vì không biết điểm đến thật sự của cuộc đời mình là ở đâu. Hoàng ước mơ trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin, có thể phát minh ra những ứng dụng công nghệ hiện đại. Vì thế, anh tìm kiếm môi trường công việc liên quan đến công nghệ thông tin. Nhưng ở vị trí công việc nào, anh cũng cảm thấy chưa thỏa mãn đúng đam mê của mình. Vậy là anh lại chuyển sang môi trường làm việc khác, mong muốn ở đó mình sẽ có cơ hội thực hiện đam mê. Nhưng do tài năng của anh có hạn, công việc đặc thù khác xa với suy nghĩ nên làm được một thời gian, anh lại chán nản. Thậm chí, có một khoảng thời gian, Hoàng trở thành người thất nghiệp vì không xác định được mục đích cuối cùng của việc đi làm là để theo đuổi đam mê hay để có tiền để trang trải cuộc sống. 
 
Vượt qua khủng hoảng tuổi thành niên - ảnh 1

 
Những thanh niên lúng túng trong việc xác định đích đến của cuộc đời mình ở giai đoạn tuổi thành niên giống như Hoàng không ít. Đây là lý do khiến cho nhiều người sau nhiều năm vẫn không thể ổn định sự nghiệp lẫn tình cảm. Việc xác định sự nghiệp phải gắn liền với đam mê khiến cho nhiều người phải từ bỏ ước mơ khi công việc và môi trường sống không giống như họ mong muốn. Để vượt qua sự khủng hoảng trong việc xác định phương hướng này, người trẻ cần phải hiểu rằng sự nghiệp có thể gắn với đam mê nhưng đam mê không nhất thiết là sự nghiệp. Bạn vẫn có thể tách niềm đam mê riêng ra khỏi sự nghiệp mình đang làm. Ví dụ bạn có sự nghiệp trong ngành may mặc nhưng công việc mà bạn đam mê là chơi nhạc. Bạn vẫn có thể đến với công việc đam mê ấy trong thời gian rảnh rỗi. Các bạn trẻ cần cân nhắc giữa việc cần và muốn trong lúc tìm cách xác định phương thức kết hợp niềm đam mê vào cuộc sống. Đam mê bạn mong muốn đôi khi xa rời và không thực tế nhưng công việc hiện bạn đang làm lại là yếu tố cần cho cuộc sống. Vì thế, trước khi theo đuổi yếu tố đam mê thì bạn phải đáp ứng được yếu tố "cần" trong cuộc sống. Đó là nền tảng để bạn nuôi dưỡng đam mê của mình. Khi xác định rõ được điều này, bạn sẽ không mất phương hướng với câu hỏi không biết bản thân muốn gì.
 
Gặp khó khăn trong chuyện tình cảm
Tại một thời điểm nào đó trong tuổi thành niên, nhiều người bắt đầu hoang mang về việc tìm kiếm một người có thể chia sẻ suốt quãng đời còn lại và rơi vào khủng hoảng tuổi thành niên vì nó. Những khó khăn của vấn đề tình cảm là một mặt trong cuộc sống mà chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn. Dĩ nhiên, nó còn phụ thuộc vào cảm giác của người khác. Hẹn hò ở tuổi hai mươi là việc cần rất nhiều công sức, nhất là khi chúng ta đang gặp phải những vấn đề rắc rối khác trong cuộc sống. Do đó, đối với người trẻ, tìm kiếm tình yêu gần như đã trở thành một công việc thay vì là một cuộc thám hiểu thú vị, vui vẻ. Trong bối cảnh xã hội mới, bạn trẻ bước vào với tư cách là một người thành niên, họ sẽ lâm vào cảnh bế tắc giữa những mối tình chóng váng tuổi học trò và hẹn hò nghiêm túc như người lớn. Khủng hoảng tuổi thành niên xoay quanh sự khác biệt của các kì vọng và thực tế. "Tại sao tôi gặp khó khăn trong việc gặp gỡ mọi người?" là câu hỏi quen thuộc của nhiều bạn trẻ. 
 
Hường (28 tuổi, y tá) từng có rất nhiều người theo đuổi, cô cũng đã gặp gỡ, tiếp xúc với họ. Nhưng rồi, các mối quan hệ đó đều không mang lại cho cô một người để có thể nhận lời đồng ý hết hôn. Sự khó khăn trong việc tìm kiếm một người tâm đầu ý hợp đã khiến cô chán nản không đưa bản thân vào các mối quan hệ tình cảm khác nữa. Cô ngừng việc tìm kiếm bạn trai và thề không chấp nhận sự mai mối nào từ bạn bè, người thân. Ở một góc độ nào đó, người ta nhìn Hường với con mắt "kén cá chọn canh" có nguy cơ "phụ nữ quá lứa lỡ thì". Hường sống khép kín dần, không còn muốn ngao du với mọi người. 
 
Vào một tối thử bảy, vợ chồng chị gái của Hường thuyết phục cô đi chơi cùng họ và một người bạn của họ mới gặp lại. Hường đã không muốn đi vì nhận ra anh chị có ý "mai mối" cho mình. Nhưng rồi, cô bị thuyết phục bởi anh chị và cùng đi đến chỗ hẹn. Sau buổi đó, chàng trai đó trở thành bạn trai của Hường, cả hai rất tâm đầu ý hợp. Hường không ngờ việc tìm kiếm tình yêu lâu nay quá khó khăn thì nay lại khá dễ dàng bởi một người chưa từng có ý định hẹn hò, tìm hiểu. Giờ thì Hường lại có lời khuyên cho những ai đã và đang rơi vào cảnh khủng hoảng, khó khăn trong chuyện tình cảm. Đó là, lúc nào cũng có thể gặp gỡ mọi người và có suy nghĩ thoáng hơn, đừng vì khó khăn ban đầu mà khép kín cuộc sống của mình. Bởi như thế là bạn đang đóng chặt cánh cửa cơ hội tìm kiếm, gặp gỡ các mối quan hệ tình cảm tốt đẹp hơn của mình. 
 
Ngân (26 tuổi, công nhân) cho biết cô gặp khó khăn trong chuyện tình cảm là do thời gian làm việc khép kín của mình. Từ sáng cho đến chiều tối, cô ở trong công xưởng, thời gian buổi tối ít ỏi còn lại dành cho việc nấu nướng bữa tối và tắm giặt, nghỉ ngơi để mai có sức vào ca làm sớm. Cô không có thời gian để dành cho chuyện hẹn hò. Và rồi, cô đã nghĩ ra cách tìm kiếm cơ hội hẹn hò bằng việc đăng tin tìm bạn trai trên một ứng dụng hẹn hò. Việc này ban đầu cô không dám nghĩ tới bởi tâm lý "cọc đi tìm trâu". Nhưng nhờ việc này, cô đã tìm được chồng tương lai cho mình. 
 
Đôi khi việc kén chọn quá trong tình cảm cũng khiến nhiều người trẻ rơi vào khủng hoảng trong chuyện tìm kiếm tình cảm. Họ có một dãy dài danh sách những người đến tìm hiểu. Những cuộc hẹn hò, nhiều mối tình nảy nở nhưng kết quả cuối cùng vẫn không khả quan.  
 
Sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới, linh hoạt, sử dụng các nguồn lực mình có... là lời khuyên dành cho các bạn trẻ đang gặp khủng hoảng trong lĩnh vực tình cảm ở giai đoạn thành niên. 
 Những người đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi thành niên vẫn còn cả một cuộc đời dài phía trước. Họ có thể phạm phải những sai lầm trong cuộc sống nhưng họ nên biết rằng đó không phải là tận cùng của thế giới. Họ có thể học hỏi, sẽ tránh được những sai lầm. Hãy coi những năm tháng tuổi hai mươi như một cơ hội học hỏi. Thất bại trước một thử thách không có nghĩa là cuộc sống đang trên bờ vực nguy hiểm. Bởi luôn có những cách khác để giải quyết những thử thách.
Ngọc Vân

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.