SEVEN.am bị nghi vấn nhập hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam

Chia sẻ

Trước thông tin thương hiệu thời trang Việt Nam SEVEN.am có dấu hiệu nhập nhèm về xuất xứ hàng hóa...

Ngày 11/11, Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đã kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.am tại các địa chỉ trên địa bàn Hà Nội.  
 
Cụ thể là cửa hàng: 146-148 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa; 11 Kim Đồng, quận Hoàng Mai; 146 Thái Hà, quận Đống Đa; 135 Trần Phú, quận Hà Đông và 506 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên. Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 14 ghi nhận trên toàn bộ các sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng Seven.am đều có tem của sản phẩm Seven.am, xuất xứ Made in Vietnam, có gắn dấu hợp quy. Tuy nhiên, trên sản phẩm không thể hiện rõ tên địa chỉ sản xuất, mà chỉ có địa chỉ nhà phân phối là “Công ty cổ phần MHA thời trang Seven.am”. Tại thời điểm kiểm tra, chủ các cửa hàng kinh doanh mới chỉ xuất trình được đăng ký nhãn hiệu Seven.Am còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy số 14518064. Toàn bộ hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc và Bản công bố hợp quy của sản phẩm, chủ cửa hàng xin xuất trình sau. 
 
SEVEN.am bị nghi vấn nhập hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam - ảnh 1
Cán bộ QLTT kiểm tra sản phẩm tại của hàng Seven.am

Theo ông Dương Ngọc Viện, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14, Seven.am không có xưởng may mặc riêng, nhưng có hợp đồng với Công ty TNHH Thời trang quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông. Toàn bộ sản phẩm được Seven.am thiết kế và chuyển sang công ty Bảo Anh sản xuất. 
 
Trước đó, Tổng giám đốc Công ty CP MHA - đơn vị sở hữu thương hiệu thời trang SEVEN.am Nguyễn Vũ Hải Anh, thừa nhận có nhập sản phẩm quần áo của Trung Quốc, song những sản phẩm nhập ngoài sẽ không gắn mác SEVEN.am (!?). Giải thích về việc cơ sở này bị phát hiện cắt mác những sản phẩm nhập từ Trung Quốc, ông Nguyễn Vũ Hải Anh giải thích “phải cắt sạch và may lại vì khách hàng phàn nàn về cảm giác ngứa ngáy, khó chịu” (!?). 
 
Cũng trong sáng 11/11, truy cập vào website của hãng thời trang  Seven.am tại địa chỉ: http://sevenam.vn, nhiều khách hàng bất ngờ khi không tìm thấy danh mục, hình ảnh các sản phẩm phụ kiện như túi xách, ví. Trước đó, ngày 10/11, trang web này, hàng chục mẫu túi xách, ví vẫn được sắp xếp trong danh mục “Phụ kiện”, khách hàng vẫn có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm qua điện thoại. 
 
Đầu tháng 11, đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra một cơ sở sản xuất quần áo tại 503 Bát Khối, quận Long Biên đã phát hiện và thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm quần áo không có hóa đơn chứng từ đang trong quá trình thay đổi tem nhãn thành “Made in Việt Nam”. Cụ thể, có 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài; 2.130 sản phẩm quần áo đã gắn nhãn một thương hiệu thời trang dành cho giới trẻ là IFU; 16 bao quần áo gắn nhãn thương hiệu của hãng thời trang công sở NEM; 6 bao túi xách và 4 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Tổng khối lượng hàng hóa ước tính khoảng 4 tấn có trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên và thu giữ thêm tang vật là 4 máy khâu, và 49 kg tem nhãn các loại để điều tra xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. 
 
Những vụ việc liên quan đến gian lận thương mại và xuất xứ hàng hoá như trên khiến dư luận hết sức quan tâm bởi trước đó, các vụ việc tương tự xảy ra với thương hiệu Khaisilk hay Asanzo. Trong một diễn biến khác, tại phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội mới đây với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trường thừa nhận trên thực tế bước đầu đã có những hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ: mua sản phẩm nước ngoài, tráo nhãn mác để tiêu thụ trong nước, lừa dối người tiêu dùng và vi phạm pháp luật. Năm 2018, Bộ Công thương đã đề xuất, xây dựng văn bản pháp quy ghi chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và xin ý kiến các bộ ngành kiến nghị xây dựng thông tư về hướng dẫn chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong nước. Đến nay, dự thảo thông tư đã hoàn thành, đang lấy ý kiến phản biện của xã hội.
Hương - Chi 
 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, việc hỗ trợ tỉnh Điện Biên đầu tư công trình trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ không những thể hiện tấm lòng của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội với đồng bào, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, mà còn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 2 tỉnh, Thành phố trong thời gian tới, nhằm phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của cả nước…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.