Yêu cầu phía Hàn Quốc xét xử nghiêm để bảo vệ cô dâu Việt

Chia sẻ

Lại xảy ra vụ cô dâu Việt bị chồng Hàn Quốc sát hại dã man tại tỉnh Yangju. Cô dâu Việt chỉ mới sang Hàn Quốc sống được 3 tháng và hai vợ chồng vẫn chưa có con.

 
 
Yêu cầu phía Hàn Quốc xét xử nghiêm để bảo vệ cô dâu Việt - ảnh 1
Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN HN trao số tiền hỗ trợ cho đại diện gia đình chị Bình An
  
 
Người chồng thừa nhận hành vi giết vợ là do thiếu kiềm chế. Ngay sau khi nhận được tin báo, ngày 22/11, đoàn công tác do đại diện TW Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN TP Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình cô dâu Việt.
 
Trước đó, ngày 16/11/2019, người chồng Hàn Quốc có tên Shin, 57 tuổi đã đâm người vợ trẻ 29 tuổi hàng chục nhát tại nhà riêng của hai vợ chồng ở tỉnh Yangju. Sau đó, nghi phạm chuyển thi thể của vợ về quê mình tại huyện Wanju, tỉnh Jeonbuk để giấu xác. Chiều 17/11, tại cơ quan điều tra, người đàn ông Hàn Quốc thừa nhận với cảnh sát về hành vi giết vợ vì không kiềm chế được sự nóng giận trong lúc cãi nhau. 
 
Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin vụ việc, Hội LHPN TP đã chỉ đạo Hội LHPN huyện và xã đến gia đình chị Nguyễn Bình An, quê Đan Phượng, HN, cô dâu Việt bị sát hại, kịp thời động viên, chia sẻ với gia đình; đồng thời phân công cán bộ Hội theo sát, hỗ trợ gia đình trong suốt quá trình gia đình làm thủ tục đưa hài cốt chị An về nước. Tại gia đình nạn nhân, đoàn đã trao số tiền hỗ trợ 27 triệu đồng của TW Hội và Hội LHPN TP Hà Nội nhằm chia sẻ một phần khó khăn trước mắt với gia đình cô dâu.
 
Theo ông Nguyễn Văn Cường (bố đẻ chị Nguyễn Bình An) để sang Hàn Quốc giải quyết vụ việc, gia đình đã phải vay tiền mua vé máy bay. Chính vì vậy, gia đình có nguyện vọng hỗ trợ các thủ tục pháp lý, một phần chi phí đưa di hài chị An về nước và Hội LHPN Việt Nam đã đề xuất Bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc cùng Đại sứ quán hai nước quan tâm nguyện vọng này của gia đình. Đồng thời kiến nghị với các cơ quan chức năng Hàn Quốc xử lý nghiêm minh vụ việc, bảo đảm không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc, cũng như đảm bảo quyền của các cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc.
 
Ông Cường ngẹn ngào: “Tôi đặt tên con là Bình An với mong muốn con có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nào ngờ, hôn nhân của An gặp rất nhiều sóng gió. 22 tuổi, con gái tôi kết hôn rồi ly hôn sau 3 năm chung sống. An xuống Hải Phòng làm việc, thông qua công ty môi giới đã quen với Shin – người chị An lấy làm chồng. Thời gian tìm hiểu ngắn ngủi, hai đứa đăng ký kết hôn và sống với nhau một thời gian trước khi sang Hàn Quốc. Tôi chỉ gặp con rể một lần trong lễ kết hôn tổ chức ở Hải Phòng”.
 
Sang Hàn Quốc, chị Bình An ít khi kể về cuộc sống. Nhưng qua nhiều nguồn tin ông được biết vợ chồng con gái thường xuyên xung đột, đặc biệt là về chi phí sinh hoạt. Chị Bình An cảm thấy không được quan tâm trong cuộc sống, bị áp lực kinh tế vì chồng không đưa tiền chi tiêu hằng ngày, nhưng lại không cho vợ đi làm, không hỗ trợ vợ học tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc. Thậm chí, anh ta còn hành hạ tinh thần vợ bằng những tin nhắn sỉ nhục, dọa ly hôn khiến chị bị stress và trầm cảm suốt 1 năm. 
 
Gia đình ông Cường liên lạc được với con gái lần cuối vào ngày 14/11. Hôm ấy, cháu ngoại của ông (con trai chị Bình An) về chơi. Thời điểm đó cũng sắp sinh nhật chị An, ông mua tranh hình chiếc bánh sinh nhật để cháu tô màu, viết lời chúc tặng mẹ, rồi gửi qua tin nhắn facebook nhưng không thấy con gái phản hồi. Ông cứ nghĩ, con bận rộn nên chưa kịp trả lời tin nhắn, nào ngờ, hai ngày sau, ông nhận được hung tin con gái bị sát hại. 
 
Theo bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên, cô dâu Việt ở Hàn Quốc bị bạo hành và sát hại. Trước đó, vào tháng 7/2019, một cô dâu Việt cũng đã bị người chồng Hàn Quốc bạo hành tàn nhẫn trước mặt con trai gây bức xúc trong dư luận. Điều đáng nói, đa số các cô dâu Việt đều lấy chồng Hàn Quốc thông qua các công ty môi giới bất hợp pháp, chưa có sự tìm hiểu kỹ càng. Theo thống kê, hơn 30% các gia đình Việt – Hàn bị thất bại đều qua trung tâm môi giới hôn nhân trá hình.
 
“Phụ nữ cần tỉnh táo khi lựa chọn hôn nhân cho mình. Hôn nhân cần xuất phát từ sự tìm hiểu, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Trước khi kết hôn, các cô dâu Việt cần tìm đến các địa chỉ môi giới tin cậy, có sự tìm hiểu đối tác kỹ càng, tự trau dồi vốn sống và văn hóa xứ sở mình sắp đến đồng thời, biết đến một số tổ chức giúp đỡ cô dâu Việt tại nước sở tại có thể trợ giúp mình khi cần thiết” – bà Hòa nói.
 
Tuệ Linh - Quỳnh An 
 
 

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.