Kêu gọi hành động về phát triển toàn diện cho trẻ em

Chia sẻ

Thiết lập, xây dựng môi trường an toàn và nhân văn để phát triển trẻ thơ, hướng tới là các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 để không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau…

Là những nội dung được nêu lên tại Hội nghị phát triển toàn diện trẻ em khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ARNEC) năm 2019 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Mạng lưới phát triển trẻ thơ khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức từ ngày 4-6/12, tại Hà Nội. 
 
 
Kêu gọi hành động về phát triển toàn diện cho trẻ em - ảnh 1
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị.
Ảnh: Internet

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam- Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em cho rằng: Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã nỗ lực để thực hiện các mục tiêu bền vững, luật hóa và thực hiện nhằm đảm bảo đầy đủ các quyền trẻ em đã được Công ước về Quyền trẻ em thông qua. Điều quan trọng hàng đầu đối với một nước đang phát triển như Việt Nam là nhận thức, từ nhận thức biến thành hành động để các cấp chính quyền không vì sức ép của tăng trưởng kinh tế, của những vấn đề trước mắt mà không dành sự quan tâm chỉ đạo và nguồn lực cho công tác trẻ em. Theo Phó Thủ tướng, chúng ta không để trẻ em nào không có nụ cười, không có tuổi thơ trong sáng, không có tương lai phát triển. 
 
Hội nghị đã có 11 phiên thảo luận nhánh bàn về vấn đề xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách, mô hình và hoạt động triển khai khung chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục cha mẹ, thiết lập môi trường an toàn và nhân văn để phát triển trẻ thơ. Đồng thời đặt các quốc gia trước sự lựa chọn chiến lược, giải pháp để trẻ em có sự phát triển về chất, hướng tới là các mục tiêu phát triển bền vững để không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau. Các thông điệp đã được đưa ra như: Tăng cường phối hợp liên ngành nhằm thúc đẩy môi trường an toàn và bền vững cho trẻ thơ; Ba năm đầu đời, cơ hội cho cả cuộc đời; Gia đình, cha mẹ hãy dành nhíều thời gian cho con trẻ; Hãy khen ngợi, khuyến khích những nỗ lực và thành công của trẻ em; Đẩu tư vào phát triển toàn diện trẻ thơ là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước.
 
Theo bà Karin Hulshof, giám đốc khu vực UNICEF Đông Á và văn phòng khu vực Thái Bình Dương Dương, hội nghị ARNEC năm nay sẽ gióng lên tiếng chuông báo động về vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực nặng nề đến trẻ em. Tình trạng nóng lên toàn cầu, thời tiết cực đoan đang dẫn tới những chi phí tăng cao hơn cho việc chăm sóc sức khỏe, trong đó đối tượng trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì thế, trẻ em trên toàn thế giới cần chúng ta hành động ngay lập tức để xây dựng môi trường sống an toàn cho từng trẻ thơ. Bởi đầu tư cho phát triển toàn diện trẻ thơ chính là đầu tư hiệu quả nhất cho tương lai. 
 
Về phía Việt Nam, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TBXH sẽ tiếp tục rà soát và sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ gia đình và trẻ em, ưu tiên các chính sách thúc đẩy phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời; Phát triển chương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về phát triển toàn diện trẻ em; Quan tâm đến những giải pháp để hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển trẻ như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, di cư, bất bình đẳng của trẻ em ở các vùng khó khăn. Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung, hội nghị cùng bàn đến trách nhiệm của mỗi quốc gia trong việc ban hành khung pháp lý, chiến lược, chính sách và hợp tác đa phương về phát triển toàn diện trẻ thơ. Hội nghị cũng là nơi học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè quốc tế để thực hiện tốt hơn nữa quyền trẻ em, đưa ra các bài học giải quyết các vấn đề, thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài trong công tác trẻ em.
 
Gần 600 đại biểu tham gia Hội nghị đã ra lời "Kêu gọi hành động Hà Nội" nhiều kêu gọi thống nhất phối hợp liên ngành để thúc đẩy môi trường sống an toàn cho trẻ em bằng những hành động về: Môi trường chính sách; Môi trường sống; Môi trường Cộng đồng và Môi trường Gia đình. 
P.V
 

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.