Kỳ lạ “hút chân không” điều trị u vú

Chia sẻ

Hiện nay, bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị u vú bằng sinh thiết có hỗ trợ hút chân không dưới siêu âm (VABB).

Kỳ lạ “hút chân không” điều trị u vú - ảnh 1
Bác sĩ bệnh viện K triển khai kỹ thuật sinh thiết có hỗ trợ hút chân không dưới siêu âm (VABB)
 
Đây là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán sớm các tổn thương vi vôi hóa nghi ngờ ác tính ở vú với độ chính xác cao. Tổn thương này phần lớn được phát hiện nhờ khám sàng lọc dựa trên các phương tiện như siêu âm, cộng hưởng từ và đặc biệt là nhũ ảnh.
 
Để sinh thiết tổn thương, thay vì phải mổ mở, bác sĩ sẽ sử dụng kim lớn có hỗ trợ hút chân không, giúp thực hiện cắt, hút liên tục lấy ra các mẫu mô kích thước lớn và được gửi đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Sinh thiết này được thực hiện dưới hướng dẫn của máy chụp tuyến vú có tích hợp hệ thống định vị 3D. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể ứng dụng VABB trên người bệnh mắc u tuyến vú kích thước nhỏ nghi ngờ ác tính, tổn thương u nhỏ lẫn với cấu trúc tuyến vú, trên lâm sàng các bác sĩ khám dễ bỏ xót do không sờ thấy. 
 
Với sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB), bác sĩ đưa kim tới sao cho khuyết hổng đầu kim tiếp cận bờ dưới khối u, thực hiện cắt và hút liên tục cho tới khi loại bỏ hoàn toàn u, bệnh nhân không có cảm giác đau, không mang sẹo như mổ mở, không làm biến dạng vú, không cần nằm viện. Các mẫu mô này sẽ được gửi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Do toàn bộ khối u được lấy ra với mẫu mô lớn, nên kết quả chẩn đoán sẽ chính xác hơn, hỗ trợ tối ưu trong ứng dụng chẩn đoán sớm ung thư vú. Trước đây, khi chưa có kỹ thuật này, các bác sĩ thường phải định vị tổn thương bằng kim dây móc nhờ sự hỗ trợ của siêu âm hoặc chụp tuyến vú và sau đó vẫn phải mổ mở với đường mổ dài trên da và có nguy cơ lấy không đúng tổn thương.
 
VABB cũng ưu việt với những người mắc nhiều u lành tuyến vú. Nếu dùng phương pháp mổ mở, phải rạch nhiều đường mổ để lấy u ở các vị trí tương ứng, với VABB, sẽ khắc phục được tình trạng sẹo sau phẫu thuật.
 
Với ưu điểm không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu (không sẹo, gây tê tại chỗ, không cần bệnh nhân nằm viện), tỉ lệ biến chứng rất thấp, giúp chẩn đoán sớm ung thư vú ngay cả khi tổn thương vú không sờ thấy, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị tổn thương lành tính, phương pháp này sẽ là sự lựa chọn tối ưu với nhiều người bệnh.
 
Đức Cường 
 

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.