Tập thể dục: Duy trì chức năng tim mạch ở bệnh nhân ung thư vú

Chia sẻ
Một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị chuyên đề ung thư vú Santonio 2018 đã chứng minh: Tập thể dục kéo dài một năm (bắt đầu từ tuần thứ 3 sau khi phẫu thuật ung thư vú) giúp bệnh nhân bảo tồn chức năng tim mạch trong quá trình điều trị bổ trợ sau đó.
 
Tập thể dục: Duy trì chức năng tim mạch ở bệnh nhân ung thư vú - ảnh 1
Ảnh minh họa
Theo đó, nghiên cứu được thực hiện trên 545 phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn I hoặc II sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u. Việc thể dục diễn ra ngoài trời bao gồm: kết hợp thể dục nhịp điệu, bài tập chịu sức nặng và kéo dãn, cho phép duy trì phục hồi chức năng tim mạch. 
 
Khoảng 22% của cả hai nhóm có di căn hạch và khoảng 70% phụ nữ ở cả hai nhóm đều trải qua phẫu thuật bảo tồn vú, 80% được xạ trị, gần 60% được điều trị nội tiết. Hơn một nửa của cả hai nhóm trải qua hóa trị. Khoảng một nửa trong số những bệnh nhân này đã nhận được điều trị bằng phác đồ có anthracycline và khoảng 40% có taxane. Ba tuần sau khi phẫu thuật bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên tham gia chương trình thể dục 12 tháng hoặc chăm sóc thông thường.
 
Bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập thể dục nhip điệu cường độ trung bình đến cao và các bài tập chịu sức nặng, kéo giãn. Bệnh nhân tập thể dục cùng nhau hai lần một tuần trong 60 phút mỗi buổi và được hướng dẫn tập thể dục tại nhà thêm 120 phút mỗi tuần để đạt được tổng cộng 240 phút mỗi tuần hoạt động. Chức năng tim mạch sẽ được ghi nhận trước phẫu thuật, sau 6 tháng và sau 12 tháng.
 
Kết quả sau 12 tháng cho thấy bệnh nhân ở nhóm có thể dục có chức năng tim mạch gần như đương tương với trước khi phẫu thuật, trong khi những bệnh nhân chỉ nhận được chăm sóc thông thường có sự suy giảm chức năng tim mạch (giảm 3,8% VO2max so với trước khi phẫu thuật, P<0,01).
 
“Điều đáng chú ý là đối với tất cả các nhóm bệnh nhân- dù họ có được hóa trị hay không thì thể dục đều đêm lại tác động tốt tới sức khỏe bệnh nhân. Chức năng tim mạch là sự phản ánh chức năng thể chất của bệnh nhân sau này trong cuộc sống, chức năng tim mạch kém sẽ làm tăng nhạy cảm trước các biến cố và sự sống còn, vì vậy suy giảm chức năng tim mạch là một vấn đề quan trọng” - Tiến sĩ Inger Thune, Bệnh viện Đại học Oslo, Na Uy (tác giả của nghiên cứu) cho biết.
 
Đồng tình với quan điểm trên, BS Kent Ostern (đại học Y Baylor, Houston, Texas) cũng khuyên rằng, bệnh nhân nên tập thể dục trong suốt quá trình điều trị, trái ngược với một số bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân được khuyên rằng bệnh nhân nên được nghỉ ngơi sau khi được chẩn đoán và điều trị.
 
         BS. Nguyễn Duy Khoa
(Khoa Nội TYC III- bệnh viện Ung bướu Hà Nội)
 

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).