Điều trị ung thư vú khi mang thai

Chia sẻ

Nếu không may phát hiện mắc ung thư vú khi đang mang thai, chị em không nên quá lo lắng. Tùy từng giai đoạn thai kỳ, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cho thai phụ.

Điều trị ung thư vú khi mang thai - ảnh 1
Ảnh minh họa
Thông thường, phẫu thuật là giải pháp được thực hiện an toàn trong hầu hết mọi giai đoạn mang thai. Rất nhiều thai phụ bị ung thư vú có thể lựa chọn hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hoặc phẫu thuật bảo tồn tuyến vú. Vì có thai, nên bác sĩ thường sẽ đề nghị bạn phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bầu ngực. Bởi vì không phải phụ nữ nào sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bầu ngực cũng cần phải xạ trị, nhưng nếu phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thì bắt buộc phải xạ trị.
 
Việc xạ trị không bao giờ được khuyên dùng cho phụ nữ có thai, bởi vì dù liều lượng có rất thấp đi chăng nữa vẫn tồn tại rủi ro cho thai nhi. Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng giữa thai kỳ và phải hóa trị, thì bạn có thể sẽ phải xạ trị sau khi sinh con. Nếu phẫu thuật bảo toàn tuyến vú phù hợp với bạn và bạn đang mang thai trong 3 tháng cuối, việc xạ trị sẽ được tạm hoãn cho đến khi bạn sinh con và hoàn tất hóa trị.
 
Điều trị ung thư vú khi mang thai có thể được chỉ định hóa trị. Việc điều trị bằng steroid rất cần thiết, nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ và thường rất an toàn cho thai nhi. Cần tránh thực hiện hóa trị khi mang thai trong 3 tháng đầu, bởi vì có thể gây ra tổn thương cho thai nhi hoặc sảy thai. Thông thường, hóa trị 3 tháng tiếp theo của thai kỳ đều an toàn. Tuy nhiên, bạn nên dừng hóa trị 3, 4 tuần trước khi sinh để tránh nhiễm trùng trong hoặc sau khi sinh. Bạn sẽ tiếp tục thực hiện hóa trị sau khi sinh con. Cần tránh nuôi con bằng sữa mẹ trong khi đang hóa trị, bởi vì một số thuốc sẽ đi qua máu vào trong sữa mẹ.
 
Nếu bạn căn bệnh ung thư vú của bạn dương tính với receptor của estrogen (có nghĩa là hormone estrogen kích thích tế bào ung thư phát triển) thì bạn sẽ phải điều trị hormone. Thai phụ mắc ung thư vú thường sẽ có estrogen receptor dương cao hơn so với phụ nữ không mang thai. Thuốc thường được chỉ định phổ biến nhất là tamoxifen và goserelin (Zoladex). Những thuốc này không được dùng trong suốt thai kỳ và cho con bú. Bạn cần có một cuốn sổ ghi lại tất cả các loại thuốc đã sử dụng trong thai kỳ.
 
Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn thai phụ sử dụng liệu pháp trúng đích, giúp ức chế sự phát triển và di căn của ung thư. Chúng tập trung vào quá trình xử lý các tế bào ung thư phát triển. Liệu pháp được dùng phổ biến nhất là uống thuốc trastuzumab (Herceptin), thường được dùng để điều trị ung thư vú loại HER2 dương tính. Liệu pháp trúng đích thường không được khuyên dùng trong thời kỳ mang thai, bạn không nên cho con bú ít nhất là 6 tháng kể từ liều cuối của thuốc trastuzumab.
 
Trần Thảo
 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.