Thuốc giải rượu “thần tốc” chưa được cấp phép

Chia sẻ

Ngay sau khi Luật Phòng chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được áp dụng, các sản phẩm được quảng cáo giải rượu, “thổi bay” nồng độ cồn cũng lập tức “ăn

Quảng cáo rầm rộ sản phẩm giải rượu "thần tốc"

Một trong nhiều sản phẩm được quảng cáo rầm rộ là sản phẩm kẹo giải rượu của Hàn Quốc, với miêu tả có thành phần chính là Curcumin 30mg (tinh chất bột nghệ), giá bán dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/ gói 3 viên. Người dùng có thể nhai trước, trong và sau khi uống từ 1 - 3 viên, giúp “xả” lượng cồn trong máu nhanh hơn, từ đó giải rượu nhanh, uống lâu say hơn. Ngoài ra, trên thị trường còn nhiều sản phẩm giải rượu, bia được quảng cáo là xuất xứ Mỹ, Canada, Nhật Bản, Việt Nam có dạng viên, nước, bột, cốm… có tác dụng giải bia, rượu hiệu quả, thậm chí tăng oxy hóa ethanol để chuyển hóa rượu thành acid axetic - thành phần thường thấy trong các loại hoa quả chua, lành tính và dễ dàng đào thải khỏi cơ thể.

Một sản phẩm kẹo giải rượu được quảng cáo xuất xứ Hàn Quốc rao bántrên mạng xã hội.Một sản phẩm kẹo giải rượu được quảng cáo xuất xứ Hàn Quốc rao bán trên mạng xã hội. (Ảnh: Nguồn: Int)

Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Đông - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định: Tại Việt Nam chưa có một sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành có công dụng giải rượu thần tốc hay “thổi bay” nồng độ cồn. Hiện chỉ có một số thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa, làm tăng việc đào thải qua gan, giảm hấp thu rượu chứ không thể làm hết nồng độ cồn trong máu cũng như hơi thở. Bên cạnh đó, các loại thuốc giải rượu trên thị trường hiện nay thường có thành phần chính là vitamin nhóm B, vitamin PP, B1, B2, B6, có thể giúp chuyển hóa rượu nhưng cần nhiều thời gian chứ không đem lại tác dụng tức thì. Vì vậy, dù sử dụng sản phẩm giải rượu, bia thì nồng độ cồn trong máu vẫn còn, khi cảnh sát giao thông kiểm tra vẫn sẽ phát hiện.

Bs Lê Văn Dẫn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc (bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn) cũng cho biết: Những cách giải rượu thần tốc bằng các loại thuốc, kẹo như quảng cáo đều chưa được khoa học chứng minh. “Tại cơ sở y tế, với những bệnh nhân ngộ độc methanol, chúng tôi có biện pháp điều trị lọc máu, khi có tình trạng suy đa tạng và rối loạn chuyển hóa. Đối với việc sử dụng kẹo giải rượu, hiện chúng tôi chưa có bằng chứng nào cho thấy mang lại hiệu quả hữu hiệu, nên đây không phải là khuyến cáo cho cộng đồng khi dùng rượu, bia”.

Lạm dụng thuốc giải rượu: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Thông thường, một người khỏe mạnh nếu uống 200-300ml bia 5% độ cồn, 100ml rượu vang 13% độ cồn, hay 30ml rượu mạnh… thì gan phải mất ít nhất 2 giờ đồng hồ để đào thải lượng cồn ra khỏi cơ thể. Do vậy, nếu “lạm dụng” thuốc giải rượu, ngoài ngộ độc thuốc, còn làm các cơ quan suy yếu, nguy cơ tăng các men gan như AST, ALT, gamma-GT, làm giảm chất bảo vệ gan, dần gây hoại tử tế bào gan, viêm loét đường tiêu hóa... Đã từng có trường hợp bệnh nhân bị hôn mê chức năng gan do dùng 2 viên giải rượu ngay sau khi uống bia, rượu. Chưa kể, quá tin tưởng và lạm dụng các viên giải rượu, người uống sẽ chủ quan cho rằng tửu lượng được nâng cao, không dễ say, tự tin điều khiển xe, nguy cơ gây tai nạn cho mình và người xung quanh.

Ngoài sử dụng thuốc giải rượu, hiện nhiều tài xế còn truyền tai nhau cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở như: Dùng xịt thơm miệng, hút thuốc để làm át mùi rượu bia, ngậm đồng xu, ăn kẹo chua, hút thuốc lá, thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh trước khi thổi, đánh răng, súc miệng trước khi lái xe, thổi nhẹ, không thổi vào máy hoặc hít ngược vào phổi...; thậm chí có người còn cho rằng cà phê và những loại nước có gas như Coca, Pepsi có thể làm mất đi độ cồn nhanh chóng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định những giải pháp trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, và thu nạp các chất kích thích có cafein, đường nhiều chỉ giúp tỉnh táo hơn đôi chút nhưng vẫn không giảm được nồng độ cồn. Trong trường hợp muốn giảm say rượu, người dân có thể uống thêm nước lọc, nước đậu xanh, atiso, nhân trần… giúp quá trình đào thải rượu nhanh chóng.

Để bảo vệ cho chính mình cũng như mọi người, cách tốt nhất là chúng ta hãy tuân thủ Luật, hạn chế sử dụng rượu, bia và luôn nhớ: Đã uống rượu, bia thì không lái xe.

Lý Thanh 

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.