Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chia sẻ

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội không những hỗ trợ hội viên xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc mà còn góp phần không nhỏ chung tay

Đoàn công tác Hội LHPN Hà Nội thăm tuyến đường nở hoa tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà NộiĐoàn công tác Hội LHPN Hà Nội thăm tuyến đường nở hoa tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội

Từ phát triển kinh tế bền vững…

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gồm các tiêu chí: Không đói nghèo; không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không bất bình đẳng giới; không vi phạm chính sách dân số; không có trẻ em suy dinh dưỡng; sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp. Thực hiện 8 tiêu chí này, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã có nhiều cách làm sáng tạo, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia. Đặc biệt với các tiêu chí “5 không”, các cấp Hội Phụ nữ (PN) luôn xác định tiêu chí gia đình không nghèo làm đòn bẩy để đạt các tiêu chí còn lại.

Với nghề truyền thống làm bánh đa nem, có thời điểm việc sản xuất bánh của gia đình chị Trần Thị Ngọt, hội viên phụ nữ thôn Trung Hà, xã Tiến Thịnh còn gặp nhiều khó khăn khiến thu nhập của gia đình không ổn định, nhưng chị Ngọt vẫn quyết tâm giữ nghề truyền thống làm bánh hơn 30 năm của gia đình. Được Hội PN tín chấp cho vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội đồng thời giới thiệu chị Ngọt tham gia một số lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Chị Ngọt đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật từ sản xuất thủ công đưa cơ giới hóa vào sản xuất bánh đa. Chị đầu tư dàn máy dây chuyền liên hoàn để sản xuất bánh đa. Cũng nhờ có công nghệ máy móc hiện đại, mỗi ngày gia đình chị sản xuất 2tạ gạo, được 1tạ 90kg bánh vừa tiết kiệm công sức vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất bánh của gia đình chị còn tạo thêm việc làm cho 7 chị em trong thôn có thu nhập ổn định trung bình từ 5 triệu đồng/tháng, đồng thời chị còn hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ 25 gia đình khác trong thôn áp dụng công nghệ mới vào sản xuất làm bánh đa tại địa phương cho thu nhập ổn định.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Lan, thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, sau khi tham gia lớp học nghề theo Đề án 1956 do Hội LHPN huyện Đông Anh phối hợp tổ chức về kỹ thuật sản xuất nấm rơm, chị đã mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học vận dụng tại hộ gia đình để trồng nấm rơm. Thời gian qua, mô hình sản xuất nấm rơm của gia đình chị đã giúp được nhiều chị em lao động nông nhàn tại địa phương có công việc ổn định từ 5-10 lao động/vụ với thu nhập trung bình từ 3-4 triệu đồng/tháng.

Đồng chí Lê Thị Thiên Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Hội PN các quận/ huyện Long Biên, Hoàng Mai, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Mê Linh, Gia Lâm, Quốc Oai… đã thường xuyên rà soát danh sách hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận các chương trình hỗ trợ về nhà ở, nước sạch và phát triển kinh tế. Đồng thời giao chỉ tiêu cho các cơ sở Hội giúp đỡ hộ nghèo có địa chỉ thoát nghèo bền vững; tạo cơ hội gắn kết hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ trong các chương trình, dự án sinh kế; vận động phụ nữ tích cực tham gia các tổ chức kinh tế tập thể, theo chuỗi giá trị, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn; phối hợp, nhận ủy thác của ngân hàng Chính sách xã hội ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… hỗ trợ phụ nữ tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn hiệu quả.

Đến xây dựng những tuyến đường Xanh - Sạch - Đẹp

Cùng với việc giúp phụ nữ phát triển kinh tế, các hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình “3 sạch” góp phần thực hiện các tiêu chí số 2, số 17 trong xây dựng nông thôn mới cũng được Hội PN các quận, huyện Cầu Giấy, Đống Đa, Thạch Thất, Hoài Đức, Sóc Sơn, Đông Anh… triển khai sâu rộng. Thời gian qua, mô hình đường hoa do phụ nữ xã Cổ Loa, huyện Đông Anh đảm nhiệm được gọi tên “Dự án đẹp”, đã góp phần thay đổi diện mạo quê hương. Theo đó, mỗi thôn đã chọn một đoạn đường để trồng hoa có chiều dài khoảng 100 m. Các thôn cũng chọn ra một ngõ xóm để thực hiện điểm nội dung “Tường có hoa, cổng nhà có hoa”. Cùng với Hội PN các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn cũng thi đua trồng và chăm sóc các bồn hoa, vẽ tranh tường, thu gom rác quanh khu vực Nhà văn hóa thôn theo tiêu chí “xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường”. Sau gần 1 năm phát động, đến nay, mô hình đường hoa đã lan tỏa rộng khắp các thôn, đường làng ngõ xóm làng quê như được khoác áo mới, ngập tràn sắc hoa, cây cảnh.

Cán bộ hội viên phụ nữ tham gia chăm sóc đoạn đường nở hoaCán bộ hội viên phụ nữ tham gia chăm sóc đoạn đường nở hoa

Chị Ngọt và dây chuyền sản xuất bánh đaChị Ngọt và dây chuyền sản xuất bánh đa

Rời xã Cổ Loa, đi dọc theo các tuyến đường khác của huyện Thạch Thất, Thanh Trì, Gia Lâm, Ứng Hòa… ở rất nhiều địa phương người dân đều có phương châm “Thêm một chậu hoa, bớt một túi rác”. Từ đó, mỗi cán bộ hội viên phụ nữ và người dân vẫn thường duy trì nề nếp dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào những ngày cố định trong tuần, tháng, gắn với việc nhặt cỏ và chăm sóc cho cây hoa. Những việc làm tuy nhỏ bé nhưng không những làm sạch đẹp môi trường mà còn gắn kết tình làng nghĩa xóm. Tương tự, cũng xuất phát từ ý tưởng trồng hoa vừa làm đẹp quê hương vừa góp phần làm đẹp các triền đê, Hội PN quận Hoàng Mai đã duy trì hiệu quả 132 bồn hoa ngũ sắc dọc tuyến đường Sông Sét, phường Thịnh Liệt. 14/14 phường xóa 62 chân rác tại khu dân cư, trồng mới 16 vườn hoa, tuyến đường nở hoa, 1.052 bồn và chậu hoa… Phong trào xây dựng các “Tuyến đường nở hoa” đã lan tỏa tới 100% các xã thị trấn của Hội PN huyện Gia Lâm. Năm 2019, Hội PN Gia Lâm còn triển khai cuộc thi Chi hội phụ nữ thực hiện xây dựng “Thôn, tổ dân phố xanh tươi, sạch đẹp” với mô hình “Cổng nhà có hoa”…

Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ cũng thực hiện hiệu quả các tiêu chí về văn hóa, giáo dục - đào tạo, hệ thống chính trị, quốc phòng- an ninh trong xây dựng nông thôn mới thông qua thực hiện các tiêu chí. Các cấp Hội đã tổ chức trợ giúp pháp lý cho hội viên phụ nữ; trực tiếp tư vấn, giải đáp những ý kiến liên quan đến hôn nhân, gia đình, chính sách liên quan đến phụ nữ; tham mưu xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”; duy trì sinh hoạt CLB “Gia đình văn minh hạnh phúc”… Đồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Chính từ những việc làm, mô hình cụ thể của các cấp Hội Phụ nữ đã tác động đến nhận thức và làm thay đổi hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân, từ đó góp phần cùng với các địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hoàng Anh

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể

(PNTĐ) -Sáng ngày 25/4/2024, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Đoàn Chủ tịch TW Hội và Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Hội LHPN quận Hoàng Mai: Tập huấn chuyên đề về học tập và làm theo Bác Hồ

Hội LHPN quận Hoàng Mai: Tập huấn chuyên đề về học tập và làm theo Bác Hồ

(PNTĐ) - Thiết thực hưởng ứng các hoạt động chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024),  Hội LHPN quận  Hoàng Mai phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho 250 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.