Nữ sinh Cao Lan xóa bỏ quan niệm “con gái không cần học cao”

Chia sẻ

Với nhiều bạn trẻ, sau cấp 3 học lên đại học là bình thường. Nhưng, với Đinh Thị Dung, dân tộc Cao Lan, con đường tới giảng đường đại học Luật Hà Nội lại được xây bằng ý chí vượt khó và mơ ước sau này sẽ giúp đồng bào mình nâng cao kiến thức, xóa bỏ

Nữ sinh Cao LanNữ sinh Cao Lan (Ảnh: NVCC)

Dung đã làm nên hiện tượng kỳ lạ ở thôn Tân Biên 2, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, địa bàn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, khi không chỉ trở thành người Cao Lan duy nhất đỗ đại học trong vòng nhiều năm gần đây, mà còn đỗ với số điểm cao: 29 điểm.

1. Chuyện của cha

Anh Đinh Văn Ngọc, bố của Đinh Thị Dung kể: Con gái anh thích học từ nhỏ. Dung ngoan ngoãn, biết nghe lời, nhưng đố ai “dụ” được Dung nghỉ học. Sau 9 năm học ở trường của thôn, Dung là một trong số ít học sinh trong lớp trúng tuyển vào trường THPT Tân Trào, ở thành phố Tuyên Quang nằm cách nhà 13km. Mỗi ngày, Dung phải dậy từ 5 giờ sáng, đi bộ hết mấy km đường vắng tanh không một bóng người, ngang qua những cánh đồng để ra đường lớn đón ô tô buýt. Sau đó, Dung lại chờ cả tiếng đồng hồ mới bắt được một chiếc xe. Mùa hè còn đỡ, mùa đông ở vùng núi cao, nhiệt độ có thể xuống tới 6, 70C. Nhìn con tái tê đi học, anh ứa nước mắt. Nhưng, Dung lại không thấy mình khổ. Suốt 3 năm cấp 3, Dung đều là học sinh giỏi.

Gia đình anh Ngọc sống nhờ mảnh ruộng, chăn nuôi con lợn, con gà, trồng cây lâm nghiệp bán cho nhà máy sản xuất gỗ… Vất vả quanh năm nhưng thu nhập không đáng là bao. Anh Ngọc học chưa hết lớp 5, còn vợ anh, chị Lý Thị Dự, chỉ học đến lớp 3. Vì thế, anh chị đều không thể hỗ trợ, định hướng tương lai cho con, cũng chẳng có tiền cho con đi học thêm. Khi nghe Dung muốn học đại học Luật Hà Nội, anh băn khoăn: “Con mình ở vùng xa xôi hẻo lánh, lại chẳng được học như chúng bạn, liệu có làm được không”. Nhưng, Dung trả lời: “Con tự học và sẽ làm được”.

Nữ sinh Cao LanNữ sinh Cao Lan (Ảnh: NVCC)

Anh Ngọc tin vào quyết tâm ấy của con gái. Hàng ngày, anh cố gắng làm mọi việc để con gái có thể dành thời gian tối đa cho việc học. Nhưng, Dung là đứa con ngoan. Những buổi chiều không phải đi học, Dung vẫn đòi giúp bố mẹ thả trâu, làm đồng. Tối đến, khi việc nhà đã gọn, Dung mới ngồi vào bàn học bài.

Khi Dung trúng tuyển đại học, nhiều bà con trong thôn gặp anh Ngọc, ngạc nhiên hỏi: “Con gái là con người ta, đâu cần phải học cao như vậy. Anh cứ cho nó ở nhà cưới chồng, đẻ con”. Lúc đó, anh Ngọc chỉ cười vì chính anh là người khuyên con gái đừng lấy chồng sớm. Anh tin rằng, cái chữ sẽ giúp con anh thoát nghèo. Tháng 9 vừa qua, khi Dung xuống Hà Nội nhập học, anh cũng sắp xếp công việc để đi cùng con. Đó cũng là lần đầu tiên, hai cha con biết Hà Nội. Anh Ngọc lúng túng lắm, chỉ sợ bị lạc đường. Lo cho con xong xuôi, anh lại sấp ngửa về quê chứ không dám đi thăm thú các nơi vì sợ tốn tiền. “Từ nay, tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn để lo cho con gái đi học đại học” - anh nói.

2. Chuyện của con

Đến nay, Đinh Thị Dung đã có hơn 3 tháng học tại trường đại học Luật Hà Nội. Ngoại trừ ngoại ngữ Dung thấy mình còn yếu, những môn học khác, Dung tự tin sẽ học được như các bạn ở thành phố. Dung chỉ còn hay khóc vì nhớ nhà. Nhưng mỗi khi gọi điện về, Dung đều nói con ổn. Đó là bởi Dung không muốn bố mẹ lo lắng cho mình thêm nữa.

Mỗi năm, Dung lại thấy bố mình gầy hơn, đen hơn, yếu hơn. Sợ bố tốn tiền, Dung nhịn luôn bữa sáng. Đến nỗi bây giờ, thói quen ăn sáng với Dung không còn.

Dung kể, Dung sẽ không bao giờ quên hình ảnh bố từ mờ sáng đã phải dậy lên nương. Bữa sáng lót dạ của bố rất đạm bạc, chỉ có chút cơm trắng với muối vừng. Mẹ Dung bị bệnh, có thời gian phải nằm viện suốt mấy tháng, mệt tới mức không thể ngồi dậy được. Vì thế, việc mưu sinh chủ yếu dựa vào vai bố dù bố Dung cũng mang nhiều bệnh. Thường thì bố đi làm đến tối mịt mới về. Mỗi năm, Dung lại thấy bố mình gầy hơn, đen hơn, yếu hơn. Sợ bố tốn tiền, Dung nhịn luôn bữa sáng. Đến nỗi bây giờ, thói quen ăn sáng với Dung không còn.

Ở thôn Tân Biên 2, ngoài người Cao Lan, còn có người dân tộc Nùng, Thái… Bà con quây quần, đùm bọc nhau nhưng cuộc sống của các nhà hãy còn khó khăn lắm. Đây đó, bà con vẫn có suy nghĩ trọng nam khinh nữ, phải sinh bằng được con trai dù chưa biết lấy gì nuôi con. Ngay cạnh nhà Dung, có cặp vợ chồng dù đã có 4 con gái nhưng vẫn muốn sinh tiếp. Cũng vì vậy, nhiều em bé Cao Lan mới còn nhỏ, lẽ ra phải được mẹ chăm thì lại phải thay mẹ chăm em.

Dung cũng thấy một số phụ nữ Cao Lan còn giữ quan niệm sống theo chồng, chết làm ma nhà chồng. Khi gặp chuyện buồn, chị em thường nhẫn nhịn chứ không dám thoát ra để sống cho mình. Nhiều bạn của Dung chỉ học hết cấp 2 đã lấy chồng, sinh con, ngày ngày vợ chồng lại dắt díu nhau lên nương rẫy. Cái nghèo cứ thế quẩn quanh qua nhiều đời.

Đó là lý do, Dung luôn biết ơn bố mẹ đã không kỳ thị con gái. Bố còn cố gắng để Dung được đến trường. Chọn đại học Luật, Dung mong muốn sau này sẽ có nhiều hiểu biết pháp luật để về quê, truyền đạt lại cho bà con Cao Lan, góp phần xóa đi những quan niệm còn lạc hậu. Dung cũng muốn sẽ có thêm nhiều cô gái Cao Lan tiếp tục bước chân vào giảng đường đại học, sau này có vị trí trong xã hội. Bằng cách đó, Dung và các bạn có thể chứng minh con gái cũng có năng lực, bản lĩnh không thua kém con trai. Việc đầu tư cho trẻ em gái đi học không hề lãng phí.

Ngày tiễn Dung xuống Hà Nội, nhiều bà con hỏi đùa, xuống đó rồi, liệu con có thấy chán thôn bản, chán người Cao Lan không? Dung cười: “Chắc chắn con đi học là để trở về. Con rất yêu dân tộc Cao Lan, yêu quê hương, yêu gia đình của con”.

Hà Nội với Dung, quả thật đang có nhiều điều rất mới mẻ. Nhưng, giữa Thủ đô, Dung vẫn luôn nhớ về những buổi cùng bà con dân tộc mình hát những bài ca của riêng người Cao Lan. 

Thương Huyền

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…