Mùi Tết của mẹ

Chia sẻ

Đối với con cái, cứ mỗi độ xuân về, năm hết, Tết đến, dù ở đâu, già hay trẻ thì trong tâm tưởng của mỗi người lâng lâng nhớ về mùi Tết của cha mẹ - một thứ mùi đặc biệt ấm áp suốt tuổi thơ và da diết khi đã trưởng thành.

Ông bà chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng TếtÔng bà chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng Tết (Ảnh: Int)

Nhớ hương Mùi từ nồi nước tắm của mẹ

Chiều 30 Tết, sau khi làm xong mâm cơm Tất niên để cúng gia tiên thì bà Nguyễn Thị Đoàn (phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đi bắc nồi nước lá mùi đun để cả nhà tắm. Đây là việc làm quen thuộc bà duy trì mấy chục năm nay. Tất cả các thành viên trong nhà, dù cả năm quen với việc tắm rửa bằng các loại sữa tắm yêu thích thì ngày cuối năm vẫn bỏ hết để tắm gội bằng nước lá mùi của bà Đoàn đun. Nồi nước lá mùi thơm, tỏa hương khắp nhà như thanh lọc không khí, khiến ai cũng hít hà khoan khoái. Những năm trước khi làng chưa thành phố, đất vườn vẫn còn rộng, bà Đoàn trồng một luống mùi lớn để đun nước tắm. Nhà tắm không hết, bà cắt cho các anh chị em khác sống gần đó. Sau này, vườn không còn để trồng Mùi thì bà ra chợ mua. Dù đắt hay rẻ, bà cũng sẽ mua đủ để nấu nước tắm cho cả nhà. Một điều thú vị là nồi nước lá mùi tắm của bà Đoàn nấu ngày càng lớn. Bởi trước đây chỉ có năm cha con, mẹ con thì nay các con trưởng thành, lấy vợ sinh con, sống chung và sống ngay kề bên, bà phải đun nồi nước mùi mấy lần mới đủ cho mọi người dùng. Người già, người trẻ đều thích thú với việc tắm tẩy trần bằng nước mùi chiều cuối năm của bà.

Bà Đoàn kể, hương mùi từ nồi nước tắm chiều cuối năm đã in đậm vào tâm khảm của bà

Tết bây giờ đã no đủ hơn, mùi hương Tết cũng trở nên “hiện đại”. Nhưng trong các gia đình, ông bà, cha mẹ vẫn cố gắng giữ gìn và tạo nên mùi hương Tết truyền thống.

hơn 60 năm qua. Nó là mùi hương của tuổi thơ gắn liền với hình bóng của người mẹ hiền. Mẹ bà cũng yêu thích và giữ gìn phong tục tắm lá mùi chiều cuối năm trong gia đình trong rất nhiều năm. Mùi hương nước lá ấy cứ thơm trong suốt ký ức tuổi thơ của bà Đoàn. Đến nỗi, mỗi lần nhớ đến Tết là bà lại nhớ đến hương lá mùi đầu tiên.

“Những ngày còn nhỏ, chị em tôi đều để tóc dài nên được mẹ dội nước lá mùi gội đầu trước rồi mới tắm. Nước mùi để gội đầu mẹ thường không pha thêm mà giữ nguyên chất nên rất thơm, gội xong vẫn thơm đến mấy ngày. Chị em tôi thường hay hít hà trên tóc của nhau xem đầu tóc ai thơm hơn. Cứ mỗi lần mẹ đun lá mùi là chị em tôi lại xúm vào xem mẹ làm. Vì thế, tôi thuộc nhanh các công đoạn nấu nước của mẹ, rửa sạch mùi như thế nào, cho vào đun bao lâu thì được”- bà Đoàn kể.

Mâm cỗ Tết truyền thốngMâm cỗ Tết truyền thống (Ảnh: Int)

Bán lá mùi tắm chiều cuối nămBán lá mùi tắm chiều cuối năm (Ảnh: Int)

Năm lên 15 tuổi, bà Đoàn mồ côi mẹ khi mẹ không may mắc bệnh hiểm nghèo. Kể từ đó, cứ chiều 30 Tết, chị em bà Đoàn lại tự đi cắt mùi ở vườn về đun. Đó là thói quen mà chị em bà không bao giờ bỏ được. Nó như một việc làm để tưởng nhớ đến người mẹ hiền đã mất. Sau này lấy chồng, sinh con, bà vẫn duy trì việc đun lá mùi cho chồng con tắm. Cứ mỗi lần đun lá mùi, bà lại nhắc lại những kỷ niệm, cách nấu lá mùi của người mẹ năm xưa. Con cháu bà nhờ thế mà hiểu hơn về bà ngoại, cụ ngoại của mình. Chị Mai, con gái bà Đoàn lớn lên lấy chồng ở phố nhưng chiều cuối năm vẫn giữ thói quen đun nước lá mùi tắm giống mẹ. Chỉ là một thói quen, một phong tục mỗi khi Tết đến xuân về nhưng có lẽ trong tâm khảm của bà Đoàn cũng như chị Mai và sau này là con gái chị Mai vẫn mãi mãi nhớ hương mùi của nồi nước tắm tẩy trần thơm ngát chiều cuối năm.

Mùi hương trầm của cha thắp ba ngày Tết

Anh Nguyễn Đăng Toàn là nhân viên phần mềm đang làm việc tại Nhật Bản được gần 8 năm kể, cứ mỗi lần nhắc đến Tết, điều khiến anh nhớ nhiều nhất là mùi hương trầm của cha thắp ba ngày Tết. Ông Kỳ là con trưởng, và cũng là tộc trưởng của chi tộc. Nhà anh Toàn ở quê, ngoài bàn thờ gia tiên ở trong nhà mình thì trong khuôn viên của mảnh đất còn có nhà thờ chi tộc kề bên. Việc thắp hương ba ngày Tết luôn là việc của tộc trưởng, con trưởng trong nhà, trong họ. Vì thế, Tết năm nào, ông Kỳ cũng đều tự mình đi tìm mua những loại hương trầm thơm nhất để về thắp. Năm nào, ông Kỳ cũng làm nhiệm vụ “trực Tết” tại gia nên việc thắp hương ông làm thường xuyên. Mùi hương Tết cứ thế bay, lan tỏa khắp nhà trên xuống nhà dưới, trong nhà thờ ra ngoài sân. Riết rồi khắc sâu vào tâm khảm của anh Toàn. Anh kể những ngày còn nhỏ vẫn thường theo cha thắp hương ở bàn thờ gia tiên và bàn thờ họ. Vì thế, anh có dịp quan sát cách cha châm lửa, đốt hương, cắm hương thế nào cho đúng. Từ việc thắp hương, cha anh lại nhắc lại gia phả mà gia đình mình đang thờ tự. Anh lại có thêm dịp để hiểu được cội nguồn, tổ tiên của gia đình mình hiển hách như thế nào, biết ơn họ đã gây dựng truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ sau này.

Trong các gia đình Việt, người đàn ông vẫn giữ công việc lau bàn thờ, sắp xếp lại đồ cúng trên ban thờ mấy ngày Tết, ngày lễ, việc cúng bái, thắp hương. Tôi quen với hình ảnh cha lau dọn, chăm chút ban thờ những ngày Tết với sự thành tâm, lòng kính trọng từ nhỏ cho đến lớn. Mùi hương trầm cha thắp cứ thế theo tôi suốt tuổi thơ cho đến khi trưởng thành, và đó là mùi hương đặc biệt mà tôi nhớ và yêu thích mỗi khi Tết về - anh Toàn nói.

Những cái Tết xa quê, anh Toàn đều nhờ người thân gửi hương trầm từ Việt Nam sang Nhật cho mình. Dù sống ở đâu, anh vẫn sẽ mãi nhớ mùi hương trầm ba ngày Tết ấy. Và mỗi lần đốt lên một cây nhang, anh lại thì thầm kể cho những đứa con của mình về một phong tục tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, nơi nguồn cội của mỗi con người, luôn hướng về.

Hương cỗ Tết của cha mẹ

Nhắc đến Tết, hẳn nhiều người đều không thể không nghĩ đến cỗ Tết. Dù là Tết xưa hay Tết nay thì phong tục của người Việt vẫn là “ăn Tết” nên chuyện chuẩn bị cỗ Tết rất được chú trọng trong các gia đình. Vì thế, mùi hương cỗ Tết đã vô tình trở thành nỗi nhớ trong tâm tưởng của nhiều người. Đặc biệt với những người trải qua thời đất nước vẫn còn khó khăn, mùi cỗ Tết là thứ khiến người ta nhớ da diết nhất. Bởi những mùi hương đó chỉ có ba ngày Tết mới có.

Mùi thơm của món thịt nấu đông, cá kho, măng nấu móng giò, nem rán, pha chút hăng hăng cay cay của món dưa hành muối... những món ăn truyền thống trong ngày Tết đều xuất hiện trong các gia đình. Nhà có điều kiện thì nồi cá kho, nồi thịt nấu đông, nồi canh măng ninh dừ có trọng lượng lớn. Nhà không có điều kiện thì nồi nhỏ hơn nhưng nhà nào cũng cố gắng lo đủ món cho mâm cỗ Tết. Trước là dâng lên cúng tổ tiên, ông bà, sau là cả nhà cùng vui xuân, thiết đãi khách đến chơi nhà.

Thời khó khăn, mùi hương mâm cỗ Tết có sức hút quyến rũ rất lớn với cánh trẻ con. Đứa nào cũng háo hức từ khi cha gói bánh chưng, bánh tét, mẹ đi chợ về làm cá, băm thịt, ngâm măng. Có những món cỗ Tết cả gia đình xúm lại cùng nhau làm. Tiếng cười đùa giòn giã, ấm cúng cả chiều đông giá lạnh. Bánh chưng là món đầu tiên phải có trong mâm cỗ Tết. Để có được đĩa bánh chưng xanh hấp dẫn đặt giữa mâm cỗ, mẹ đã phải chuẩn bị củi đun, gạo nếp, nuôi lợn lấy thịt trước đó mấy tháng trời. Mấy đứa nhỏ được huy động rửa lá, sắp lạt buộc cho cha gói, phụ mẹ ngâm gạo, đãi đỗ làm nhân. Đứa nào cũng háo hức chờ cha gói xong bánh chưng to thì để gói bánh chưng nhỏ. Mỗi đứa sẽ được một cái, tự mình buộc lạt đánh dấu để khi nấu chín vớt ra không nhầm lẫn. Rồi, mùi cá kho đun nhừ ăn được cả xương của mẹ cứ phảng vất khắp nhà. Món nem rán miến nhiều hơn thịt nhưng vẫn thơm nức mũi. Nhà có điều kiện hơn chút, sẽ có thêm mùi hương thơm của những cây giò bò, giò lợn bắc luộc ở ngoài sân theo gió đưa vào tận trong nhà.

Tết bây giờ đã no đủ hơn, mùi hương Tết cũng trở nên “hiện đại”. Nhưng trong các gia đình, ông bà, cha mẹ vẫn cố gắng giữ gìn và tạo nên mùi hương Tết truyền thống.

Thu Giang

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.