Bộ Y tế ban hành công văn khẩn về phòng, chống dịch viêm phổi lạ

Chia sẻ

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê -Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch viêm phổi cấp do Coronavirus mới (khởi phát từ TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).

Số liệu của Cục Y tế dự phòng (tính đến ngày 13/1/2020) cho thấy, tại thành phố Vũ Hán đã có 59 trường hợp mắc, 7 trường hợp nặng, 1 trường hợp tử vong, 2 trường hợp đã hồi phục hoàn toàn, các bệnh nhân khác trong tình trạng ổn định và chưa ghi nhận trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm viêm phổi cấp do Coronavirus mới (nCoV). Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người. 

Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế họp và ban hành Quyết định Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới ngày 16/1/2020Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế họp và ban hành Quyết định Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới ngày 16/1/2020 (Ảnh: Thạch Lê)

Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch. Bởi vậy, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cùng Hội đồng chuyên môn xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus nCoV; đồng thời ban hành công văn khẩn số 62/KCB-NV về việc phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch viêm phổi cấp do Coronavirus mới gửi các Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ ngành cần chủ động thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc khẩn trương thực hiện:

1. Tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh: Người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…) phải được phân luồng và khám, tư vấn tại buồng khám riêng biệt, khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày, nếu thấy nghi ngờ trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cho Y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời.

2. Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn và giọt bắn cho nhân viên y tế có tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay thường quy…

3. Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền. Rà soát lại các phương tiện máy thở, Monitor theo dõi người bệnh, vật tư thiết bị y tế và phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh.

4. Thực hiện tốt theo quy định việc thu dung, cách ly, điều trị các ca bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Thực hiện đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus nCoV ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát hiện, phòng chống bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân như: tình hình bệnh dịch viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân hiện nay, các biện pháp phát hiện, phòng lây nhiễm để người bệnh tự giác khai báo tiền sử đi lại tại nước liên quan đến dịch bệnh.

6. Thành lập đội phản ứng nhanh nội viện, ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới. Thiết lập “đường dây điện thoại nóng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do nCoV” tiếp nhận thông tin và sẵn sàng tiếp nhận ứng cứu.

7. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác điều trị và công tác dự phòng, nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện xử lý kịp thời dịch bệnh.

Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn chăm sóc dinh dưỡng bệnh lý cho hơn 300 điều dưỡng

Tập huấn chăm sóc dinh dưỡng bệnh lý cho hơn 300 điều dưỡng

(PNTĐ) - Sáng 18/11, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng các nhãn hàng sữa bột Sure Prevent, sữa chua uống men sống Probi, sữa chua ăn Vinamilk đã đồng hành cùng Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn với nội dung “Chăm sóc dinh dưỡng bệnh lý và tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện”.
Chưa có bằng chứng độc lực của SARS-CoV-2 đã giảm

Chưa có bằng chứng độc lực của SARS-CoV-2 đã giảm

(PNTĐ) - Số ca mắc COVID-19 vẫn đang có xu hướng gia tăng và chưa có bằng chứng độc lực của SARS-CoV-2 đã giảm. Trong dịp nghỉ lễ kéo dài sắp tới, nhu cầu đi lại tăng cao, khi tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, người dân cần thực hiện thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn)...