Sẽ tái hiện câu chuyện sử thi 1980 năm về trước của Hai Bà Trưng

Chia sẻ

Sáng 30/1 (tức mùng 6 Tết Canh Tý 2020), lễ hội Đền Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh sẽ chính thức được khai mạc. Sự kiện thường niên càng trở nên có ý nghĩa khi năm 2020 đúng dịp kỷ niệm 1980 năm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Đền Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh là nơi lưu dấu tích của Hai Bà từ thời thơ ấu đến khi phất cờ khởi nghĩa, có ý nghĩa quan trọng, góp phần khơi dậy, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một trong những sự kiện mở đầu cho mùa lễ hội xuân trên đất Thăng Long - Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng sẽ do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì. Đơn vị triển khai, thực hiện là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và UBND huyện Mê Linh. Đề án, kịch bản lễ hội đã được hoàn thiện, hướng tới mục tiêu “Lễ hội kỷ cương, văn minh, tiết kiệm, an toàn, thiết thực”.

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng sẽ khai mạc vào sáng 30/1/2020Lễ hội Đền Hai Bà Trưng sẽ khai mạc vào sáng 30/1/2020

Cụ thể, lễ kỷ niệm sẽ diễn ra từ ngày 30/1 đến 1/2/2020 (tức từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng năm Canh Tý) tại Quảng trường Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, với 2 phần: Lễ và hội.

Phần lễ, bắt đầu từ 8h30 sáng 30/1 với nhiều nghi thức truyền thống như: Lễ tế, rước kiệu các vua bà; lễ dâng hương, dâng hoa và chúc văn tại đền thờ; khai trống trận. Đặc biệt là trình diễn sử thi, tái hiện lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cách đây 1980 năm. Trong khi đó, phần hội kéo dài từ chiều 30/1 đến ngày 1/2 gồm các hoạt động trình diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao và trải nghiệm trò chơi dân gian.

Theo UBND huyện Mê Linh, đến thời điểm này, các phần việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm cơ bản đã được hoàn tất. Ban Quản lý di tích đền Hai Bà Trưng đã phối hợp với UBND xã Mê Linh bố trí địa điểm trông giữ phương tiện giao thông tại khu vực sân UBND xã Mê Linh; duy trì vệ sinh, quét dọn, rửa đường, trồng và cắt tỉa cây, cỏ trong khu vực nội vi đền...

Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh cũng đã tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, cờ... trên các trục đường chính vào đền; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống tại lễ hội...

Với sự chuẩn bị chu đáo trong nhiều ngày qua, huyện Mê Linh đã sẵn sàng cho mua lễ hội 2020 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng. Qua đó, lan toả những giá trị truyền thống dân tộc tốt đẹp và mang đến cho người dân, du khách thập phương một món ăn tinh thần trong dịp Xuân mới.

Theo Kinh tế Đô thị

Theo http://m.kinhtedothi.vn/se-tai-hien-cau-chuyen-su-thi-1980-nam-ve-truoc-cua-hai-ba-trung-363433.html

Tin cùng chuyên mục

Cầu đi bộ Trần Nhật Duật bất ngờ biến thành công trình nghệ thuật hấp dẫn

Cầu đi bộ Trần Nhật Duật bất ngờ biến thành công trình nghệ thuật hấp dẫn

(PNTĐ) - Tối qua, 23/4 công trình nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chính thức khánh thành, tạo thêm một điểm tham quan, checkin mới cho người dân và du khách. Đây là công trình chào mừng ngày kỷ niệm Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

(PNTĐ) - Lọt vào top 25 Hoa hậu Thế giới Việt Nam và là Hoa hậu tuổi teen châu Á năm 2019, nhưng Phan Anh Thư không bước chân vào làng giải trí mà theo đuổi con đường hội họa, trở thành họa sĩ trẻ. Cô từng chia sẻ: "Tôi nghĩ mình có nhiều con đường để đạt được mục đích sau cùng. Tuy nhiên con đường tôi cảm thấy tốt nhất, hạnh phúc nhất là vẽ tranh, làm việc góp sức cho cộng đồng".
Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

(PNTĐ) - Từ 20-25/4/2024, 100 tác phẩm hội hoạ đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến sẽ được trưng bày tại triển lãm “Kỷ niệm và trải nghiệm: 100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến”. Đây không chỉ là một triển lãm sưu tầm các bức tranh, tác phẩm nghệ thuật như thông thường, mà còn là buổi triển lãm được đúc kết từ khát vọng tôn vinh di sản nghệ thuật của cha, cũng như gìn giữ giá trị văn hoá.