Cần đồng bộ các giải pháp

Chia sẻ

Từ lâu, việc sử dụng, lấn chiếm không gian công cộng để buôn bán, kinh doanh, đỗ xe đã và đang diễn ra tại các khu chung cư cũ, mới xây trên địa bàn Hà Nội. Thực trạng này tạo nên những hình ảnh lộn xộn, nhếch nhác, phản cảm cho bộ mặt các chung cư n

Không gian công cộng của chung cư bị lấn chiếm làm bãi giữ xeKhông gian công cộng của chung cư bị lấn chiếm làm bãi giữ xe (Ảnh: T.L)

Ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô vào các khung giờ từ 7h00, 11h30, 17h00 tại các tòa nhà ở tại Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phía trước tòa nhà CT11; CT12A, 12B, 12C (đường Nguyễn Xiển), các dịch vụ ăn uống, trông giữ phương tiện giao thông cũng nở rộ. Đặc biệt, từ 5h chiều trở đi, rất nhiều hàng rong cũng đổ về khu vực này, đồng loạt tràn ra, biến vỉa hè thành chợ cóc thu nhỏ khiến cho tuyến đường từ phố Nguyễn Xiển hướng ra đường Nguyễn Hữu Thọ, Giải Phóng thường xảy ra tình trạng ùn tắc. Hay, tại tổ khu vực tổ hợp HH (KĐT Linh Đàm) cũng tồn tại các tổ hợp kinh doanh buôn bán tấp nập, lộn xộn với đủ chủng loại, từ trà đá, hoa quả đến cơm, phở, cà phê... Đường nội bộ chật kín ô tô, xe máy hai bên đường và vỉa hè.

Quanh khu vực nhà CT2B, CT7A, CT8B… khu đô thị Văn Quán (Hà Đông), tình trạng ôtô đỗ thành hàng, chiếm trọn vỉa hè thậm chí ngay dưới biển cấm vẫn tồn tại. Cũng tại khu đô thị này, trên nhiều trục đường giao thông phía trước tòa nhà, dù đã được kẻ vẽ vạch đỗ xe một bên đường, nhưng một số chủ xe ô tô vẫn cố tình đỗ xe ở cả hai bên lề, lòng đường, khiến cho đường giao thông qua khu vực này chỉ còn một lối đi nhỏ.

Tình trạng trên không chỉ diễn ra ở các chung cư, KĐT mới mà với những khu chung cư như các khu nhà định cư, khu chung cư cũ. Đơn cử như tại chung cư nhà B phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), hiện có 3/4 số phòng để xe của cư dân đã bị chủ đầu tư bán hoặc cho người khác thuê để bán cà phê, cắt tóc. Lối thoát hiểm của tòa nhà biến thành nơi kinh doanh, nhà ở... Ông Nguyễn Văn Cầm, Trưởng ban quản trị tòa nhà cho biết, ban quản trị đã nhiều năm đấu tranh đòi lại quyền lợi cho các cư dân nhưng đến nay vẫn bị bỏ ngỏ.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan đô thị tại các tòa nhà chung cư, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàng Mai cho hay, một số tòa nhà chung cư xây dựng trước Luật Nhà ở 2005, chủ đầu tư chưa bàn giao hạ tầng cho ban quản trị, cũng không quản lý tốt. Để tránh bức xúc kéo dài, UBND quận Hoàng Mai thường xuyên có các văn bản chỉ đạo UBND các phường rà soát, giải quyết ngay vi phạm, bảo đảm đời sống của người dân. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ có các biện pháp xử phạt theo quy định.

Đại úy Đinh Văn Cường, Trưởng Công an phường Hoàng Liệt cho biết Tổ hợp chung cư HH Linh Đàm và Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) có khoảng 10 nghìn hộ dân với 39 nghìn nhân khẩu. Áp lực dân số tại đây khiến cho tình hình trật tự đô thị, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, trông giữ xe rất phức tạp. Từ thực tế đó, công an phường Hoàng Liệt, đã chủ động bám chắc địa bàn để lập lại trật tự đô thị. Ngày 15/11/2019, Công an Hà Nội đã mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn TP Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, chỉ tính riêng 20 ngày đầu thực hiện cao điểm, đơn vị đã lập biên bản xử lý 54 trường hợp liên quan đến trật tự đô thị tại khu vực này. Song song với công tác xử lý vi phạm, công an phường đã tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và yêu cầu những điểm trông giữ phương tiện có phép phải chấp hành đúng diện tích, khu vực được cấp phép; tuyên truyền và huy động người dân cùng tham gia giữ gìn trật tự đô thị.

Về các tòa chung cư chưa có ban quản trị, ông Cao Đức Đại, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, đơn vị đang yêu cầu các xí nghiệp rà soát cụ thể số tòa nhà chưa có ban quản trị để có căn cứ gửi công văn đề nghị chính quyền sở tại tiếp nhận quản lý nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư 02/2016/TT-BXD về ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ngày 15/2/2016. Khi có số liệu đầy đủ thì những vi phạm diện tích chung sẽ được các địa phương tiếp nhận xử lý.

Tuệ Liên 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.