Vì sao không sốt, ho... vẫn dương tính với nCoV?

Chia sẻ

Sáng 8/2, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp báo trực tuyến với 700 điểm cầu tại các huyện, tỉnh, thành phố trên cả nước; 23 điểm cầu tại các bệnh viện, phục vụ công tác phòng chống bệnh do virus nCoV gây ra.

Tại hội nghị, nhiều nội dung quan trọng liên quan tới dịch nCoV được các đại biểu trao đổi, thảo luận: Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh; Cập nhật tình hình toàn cầu và khuyến nghị của WHO; Công tác phân tuyến điều trị đáp ứng dịch bệnh, công tác chỉ đạo và quản lý điều trị; Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý điều trị; Hướng dẫn về phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn trong việc chăm sóc người bệnh, lấy mẫu máu, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm...

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghịThứ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị.
Điều trị theo phương châm "4 tại chỗ"
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Đối phó với dịch bệnh lần này, Nhà nước ta đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để điều trị bệnh, chuẩn bị đầy đủ phương án, kịch bản ứng phó với những tình huống ở mức độ cao hơn khuyến cáo của WHO. Ngành y tế thực hiện triệt để việc cách ly tại cộng đồng, ngăn chặn ngay các ca nhiễm ở cộng đồng và tạo ra nhiều vòng cách ly đối với những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh cũng như những người từ vùng dịch trở về. Đối với việc điều trị bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã triển khai các phương án điều trị, trong đó có cả phương án nhiều người bị mắc.

Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng thông tin: Phương châm điều trị bệnh do virus nCoV gây ra là 4 tại chỗ: quản lý, sàng lọc bệnh nhân từ tuyến xã và điều trị bệnh nhân nhẹ từ tuyến huyện (do dịch bệnh đến từ nhiều nước, nguồn lây từ khắp nơi, dịch không tập trung). Cụ thể, nếu ở giai đoạn bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được giữ tại huyện, như ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc điều trị 4 bệnh nhân với sự hỗ trợ của tuyến trên, nặng hơn lên bệnh viện tỉnh, nặng hơn nữa lên bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Các địa phương khác cũng thế, hạn chế di chuyển bệnh nhân để cắt đứt nguồn lây.

Tại hội nghị, ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam ghi nhận sự chủ động, tích cực của Chính phủ Việt Nam cũng như ngành y tế Việt Nam trong công tác chuẩn bị để đối phó với dịch bệnh; nỗ lực từ Trung ương tới địa phương và sự phối hợp giữa các cơ sở y tế và y tế dự phòng. “Việt Nam đã phát hiện sớm các ca bệnh đồng thời làm tốt công tác cách ly và quản lý ca bệnh, đặc biệt công tác cách ly. Ngày 7/2, Việt Nam đã thành công trong việc nuôi cấy phân lập virus từ bệnh nhân Việt Nam đây là tín hiệu tốt và vô cùng khả quan cho việc nghiên cứu tiếp theo của Việt Nam đối với vaccine và các biện pháp chữa trị”- TS Kidong Park cho biết.

Ông Kidong Park cũng nhấn mạnh: Đây là lúc ứng phó, không phải lúc lo sợ. Khi đeo khẩu trang chúng ta phòng cho người khác khi có biểu hiện nhiễm, nếu giữ khoảng cách ít nhất 1m nguy cơ sẽ giảm xuống; Rửa tay sạch là biện pháp kinh điển nhưng hiệu quả cao.

Quang Cảnh hội nghị.Quang Cảnh hội nghị.
Không có biểu hiện bệnh vẫn dương tính với nCoV

Tại hội nghị, điểm được các chuyên gia quan tâm nhiều là trường hợp bệnh nhân thứ 13 được xác định dương tính với virus nCoV mới đây: bệnh nhân không sốt, không ho, không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn nhiễm virus corona. Từ đó, vấn đề "thời gian ủ bệnh có phải 14 ngày như các hướng dẫn trước đây hay không, hay thời gian ủ bệnh kéo dài hơn, biểu hiện bệnh bao gồm những gì..." được các chuyên gia y tế bàn thảo và hướng dẫn sôi nổi.

Nói về trường hợp này, ông Lương Ngọc Khuê cho biết: Đây là một chủng virus mới, như ở Trung Quốc nhiều tử vong, nhưng Việt Nam chỉ có một ca nặng (bệnh nhân 66 tuổi người Trung Quốc), còn lại đa số biểu hiện nhẹ, vì thế bệnh cảnh rất đa dạng, có người bệnh nặng, có người nhẹ, ít biểu hiện, có khi chỉ hơi mỏi mệt. Có bệnh nhân biểu hiện bệnh rầm rộ, có người lại nhẹ như bệnh nhân 28 tuổi Li Zichao, chỉ 2-3 ngày sau đã âm tính với virus. "Những phát hiện này đều là rất mới với cả chúng tôi", ông Khuê nói.

 Yên Hưng

 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.