Cần sớm xử lý dứt điểm việc lấn chiếm đất đình, chùa

Chia sẻ

Theo phản ánh của người dân tại tổ dân phố An Thái, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, những năm trước đây, tại khu vực cổng tam quan – chùa Thông, khuôn viên đình Đại Mỗ phát sinh tình trạng xây dựng nhà ở, lều lán không phép. Sau khi UBND phường xử l

Một công trình vi phạm trong khuôn viên đình Đại Mỗ chưa được xử lý dứt điểmMột công trình vi phạm trong khuôn viên đình Đại Mỗ chưa được xử lý dứt điểm

Tại khu vực đình Đại Mỗ, một căn nhà nằm gọn trong chỉ giới di tích đã bị UBND quận Nam Từ Liêm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lên kế hoạch tháo dỡ công trình, di dời hộ gia đình từ năm 2014 nhưng cho đến nay, công trình vẫn tồn tại. Ông Nguyễn Văn Huân – Ban Quản lý đình Đại Mỗ thắc mắc: “Tại sao các văn bản, giấy tờ của các ngành chuyên môn, văn hóa đã yêu cầu chính quyền địa phương tháo dỡ các công trình này, trả lại cảnh quan tôn nghiêm cho khu di tích nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để?”.

Bà Nguyễn Thị Hải (tổ dân phố An Thái) cho biết: “Nơi thờ cúng tâm linh đáng lẽ phải rất trang nghiêm, yên tĩnh nhưng hằng ngày hứng đủ các âm thanh trần tục. Tiếng người í ới gọi nhau, quần áo giăng đầy phía trước nơi thờ cúng khiến ai đến lễ chùa cũng phải bức xúc. Riêng cá nhân tôi cho rằng việc lấn chiếm các khu vực xung quanh di tích để ở, kinh doanh, buôn bán là không thể chấp nhận được, những hành động đó đáng lên án”.

Không chỉ lấn chiếm di tích, đình, chùa mà người dân còn phản ánh tại một số khu đất dự án cũng diễn ra tình trạng tương tự. Tại khu vực ao Bà Đẻ thuộc TDP Chợ (phường Đại Mỗ), hiện trạng đã được san lấp để làm khu chợ tạm phục vụ nhu cầu dân sinh của người dân và hạn chế việc họp chợ cóc trên địa bàn. Từ năm 2000 – 2004, tại khu vực này phát sinh 50 trường hợp lấn chiếm đất ao để xây dựng nhà ở. UBND xã Đại Mỗ (vào thời điểm đó) không thể xử lý triệt để nên chỉ tổ chức tháo dỡ được 5 trường hợp xây dựng mới.

Ông Nguyễn Viết Hùng cho biết, tại khu vực chùa Thông hiện đã được rào tôn những vị trí đã giải tỏa để người dân không tái lấn chiếm như: khu vực con ngòi cạnh chùa, phía trái cổng tam quan. Bên phải cổng tam quan vẫn còn tồn tại 1 hộ dân chưa giải tỏa được. Hiện quận đã hoàn thiện hồ sơ về trường hợp này. UBND phường đang chờ văn bản chỉ đạo của quận để xử lý.

Liên quan đến vi phạm tại khu vực đình Đại Mỗ, nguyên nhân việc chậm trễ xử lý được ông Hùng lý giải là do một số sai sót trong thủ tục, giấy tờ từ nhiều năm trước, nên chính quyền địa phương cần có thời gian phối hợp với đơn vị chức năng rà soát tính pháp lý của hồ sơ, bảo đảm đủ điều kiện để xử lý theo quy định của pháp luật. Năm 2014, UBND huyện Từ Liêm (cũ) phát hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình này là không đúng với quy định của pháp luật và đã ban hành quyết định thu hồi, huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện tại các thủ tục giải phóng mặt bằng đang được triển khai.

“Chúng tôi đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND quận về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, xử lý hàng trăm công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Khẳng định đến nay không có vi phạm phát sinh mới trên địa bàn. Công tác này được đưa vào nghị quyết Đảng ủy hàng tháng, được triển khai với tinh thần quyết liệt, dứt điểm. Các vi phạm trên địa bàn phải được xử lý và xử lý phải tròn hồ sơ. Hiện nay UBND quận Nam Từ Liêm đã có chủ trương lập dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất khu DG2. Theo đó toàn bộ các gia đình đang sử dụng đất sai mục đích phải di dời, hoàn trả mặt bằng” – ông Hùng nói.

Nói về giải pháp khắc phục những tồn tại kể trên, ông Hùng cho biết, trước mắt UBND phường tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có nhà mặt đường chấp hành nghiêm các quy định về trật tự công cộng, trật tự đô thị; giao trách nhiệm cho bí thư chi bộ, tổ trưởng các tổ dân phố tuyên truyền, nhắc nhở các hộ dân. Bên cạnh đó, UBND phường giao cho lực lượng chuyên trách (công an phường, tổ tự quản của phường) hằng ngày kiểm tra, xử lý triệt để vi phạm phát sinh.

Đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần mạnh tay dứt khoát trong kiểm tra quản lý, xử lý nghiêm vi phạm để sớm trả lại cho các di tích lịch sử không gian thanh tịnh, tôn nghiêm như vốn có.

Tuệ Liên 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.