Hà Nội chủ động ứng phó hiệu quả với dịch bệnh nCoV

Chia sẻ

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đã xâm nhập và có ca lây thứ phát tại nước ta trong điều kiện thời tiết mùa đông xuân lạnh, ẩm. TP Hà Nội có mật độ dân số cao, di biến động lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ để dịch bệnh c

Bà Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tặng khẩu trang miễn phí cho người dânBà Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tặng khẩu trang miễn phí cho người dân

Chống dịch như chống giặc

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người nhiễm nCoV có thể lây cho 2,2 người; biểu hiện lâm sàng của người bệnh rất đa dạng, từ nhiễm không có triệu chứng (giống như cảm cúm thông thường) tới những biểu hiện bệnh lý nặng như: viêm phổi, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Đặc biệt nguy hiểm ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch. Trong khuyến cáo phòng chống dịch bệnh nCoV, WHO đặc biệt nhấn mạnh đến việc phải rửa tay sạch - biện pháp vệ sinh cá nhân kinh điển nhưng hiệu quả cao và đeo khẩu trang để ngăn lây qua tiếp xúc, giọt bắn của người bệnh.

Theo TS. Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nCoV là chủng virus mới, bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu nên các biện pháp phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất vẫn là vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Virus Corona rất dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao nhưng nếu trong môi trường lạnh, ẩm như thời tiết tại miền Bắc những ngày qua, virus Corona có thể tồn tại 1-3 ngày. Do đó, việc rà soát, nắm bắt những đối tượng đi về từ vùng dịch và thực hiện cách ly trong 14 ngày cần được tăng cường hơn.

BS Bá Đình Thắng - Khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương:

Mệt mỏi vì vừa chống dịch, vừa chống tin giả

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang là tuyến đầu trong việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (nCoV). Theo BS Thắng, lo ngại về diễn biến phức tạp của dịch nCoV, hiện mỗi ngày Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đều tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến xét nghiệm. Là một trong những người trực tiếp điều trị cho các ca nhiễm nCoV, BS Bá Đình Thắng cho biết: Với các bác sĩ trong “tâm dịch” corona lúc này, thời gian làm việc cũng thất thường hơn. Hết ca trực, thay vì được về, chúng tôi vẫn phải ở lại, tăng cường hỗ trợ đồng nghiệp. Bác sĩ trực cấp cứu giờ đảm nhận thêm công việc phân loại nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, cách ly, hay bệnh nhân xuất viện… nên áp lực, nặng nề hơn so với ngày thường. Chưa kể các bác sĩ còn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân, nguy cơ lây nhiễm cho người thân của họ. Hiện với các bác sĩ, áp lực, nỗi lo sợ về “virus thông tin” giả mạo (fake news) liên quan tới dịch bệnh còn nhiều hơn con virus mang tên corona. “Có những ngày, tôi nhận được hàng chục cuộc điện thoại của bạn bè, đồng nghiệp hỏi về sự nhiễu loạn thông tin của dịch, họ không biết đâu là tin đúng, đâu là sai. Bản thân các bác sĩ khi đó, vừa phải tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị, vừa phải xử lý, giải thích để họ hiểu, không hoang mang, lo lắng nên cũng khá vất vả so với bình thường” - BS Thắng chia sẻ. Những tin đồn thất thiệt ấy đôi khi khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn, thấy khó xử, thậm chí bị kỳ thị. “Mình tham gia điều trị trực tiếp cho các bệnh nhân, khi về nhà, bên dịch tễ, phường cũng đến hỏi. Vợ mình làm ở một cơ quan khác, nhiều khi cơ quan đó cũng đề phòng, thậm chí vợ được cho ở nhà để làm việc online...”- BS Thắng kể. Yên Hưng

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh nCoV, TP Hà Nội đã huy động tổng lực cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch bệnh với tinh thần “chống dịch như chống giặc” nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, không để dịch xuất hiện ở TP. Các địa phương, đơn vị, bệnh viện, trường học, ban quản lý khu chung cư, khu di tích... trên địa bàn TP Hà Nội đã đồng loạt triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh như rà soát, phát tờ rơi tuyên truyền đến từng hộ dân, phát thanh liên tục qua hệ thống loa cơ sở thông tin về dịch bệnh; phát khẩu trang miễn phí; khử trùng trường học, cơ quan, công sở, chợ dân sinh, nhà ga, bến xe... Đặc biệt, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã trích “Quỹ Vì người nghèo” hỗ trợ mỗi hộ nghèo của TP ít nhất 1 hộp khẩu trang, xã hội hóa hỗ trợ 1 lọ nước rửa tay sát khuẩn/hộ nghèo, đảm bảo 100% hộ nghèo trên địa bàn được hỗ trợ vật tư y tế phòng dịch.

Ngày 8/2, tại bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm (Hoàng Mai), Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) – những địa điểm công cộng tập trung đông người dân, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, các đoàn thể của TP đã tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền, khẩu trang miễn phí cho lái xe, hành khách với số lượng lên đến hàng vạn chiếc. Tại ga Hà Nội, công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng đường sắt Việt Nam vệ sinh toàn bộ bên trong toa xe bằng dung dịch khử khuẩn, nhất là tại các vị trí bề mặt dễ lây lan như ghế ngồi, móc treo hành lý… và phun thuốc khử trùng trong và ngoài đoàn tàu Thống Nhất; khu vực Ga Hà Nội và các đoàn tàu đỗ tại ga.

Vừa chữa bệnh, các bác sỹ bệnh viện Hữu nghị Việt Xô vừa phát khẩu trang miễn phí cho bệnh nhân và người nhàVừa chữa bệnh, các bác sỹ bệnh viện Hữu nghị Việt Xô vừa phát khẩu trang miễn phí cho bệnh nhân và người nhà

Đoàn viên thanh niên Hà Nội tặng và hướng dẫn người dân sử dụng khẩu trang kháng khuẩn đúng cáchĐoàn viên thanh niên Hà Nội tặng và hướng dẫn người dân sử dụng khẩu trang kháng khuẩn đúng cách

Giáo viên trường Marie Curie sát khuẩn, vệ sinh phòng họcGiáo viên trường Marie Curie sát khuẩn, vệ sinh phòng học

Trong các ngày từ 6 - 9/2, tại nhiều quận nội thành như Hà Đông, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm… đã thực hiện khử khuẩn, vệ sinh lần 2 với khối các trường học, trụ sở cơ quan, địa điểm công cộng. Với những chợ lớn, diện tích mặt bằng rộng nhưng lối đi lại chật hẹp, việc phun Cloramin B khử khuẩn kéo dài hàng tiếng đồng hồ nhưng do nhận thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường trong phòng chống dịch nên các chị em tiểu thương hợp tác với cơ quan chức năng. Để đảm bảo công việc, phần nhiều cán bộ y tế tại các quận, nhà ga… đều kéo dài thời gian làm việc đến tối, khi việc phun thuốc đã hoàn thành. Cả ngày trong bộ quần áo bảo hộ kín mít, vác trên vai chiếc máy phun thuốc nặng hàng chục kg, di chuyển liên tục khắp các ngóc ngách, lên xuống cầu thang, cộng với tiếng ồn lớn phát ra từ máy, mệt mỏi và căng thẳng nhưng làm công việc phòng, chống dịch, các cán bộ y tế nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt công việc.

Siết chặt việc cách ly để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính đến sáng 10/2, toàn TP còn 986 người đến từ vùng dịch đang phải giám sát y tế chặt chẽ; trong đó có 1 trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV mới được phát hiện tại quận Nam Từ Liêm và đưa vào diện cách ly, giám sát theo qui định. Trong khi đó, tình hình dịch trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Sáng ngày 10/2, toàn cầu đã ghi nhận 40.134 ca mắc nCoV (tăng 3.023 ca so với sáng ngày 9/2), số ca tử vong đã lên tới 904 ca (tăng 98 ca), trong đó Trung Quốc đại lục là 902 ca.

Trước thực trạng trên, lãnh đạo TP Hà Nội xác định: cùng với vệ sinh khử khuẩn, việc thực hiện cách ly với những người có nguy cơ cao là một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn, phòng chống dịch. Chủ tịch UBND TP chỉ đạo quyết liệt bài học từ Vĩnh Phúc cho thấy đã xảy ra lây chéo từ bệnh nhân đi từ Vũ Hán về cho mẹ đẻ, em ruột; đặc biệt là 17 ngày sau mới phát bệnh. TP yêu cầu gia đình có người thân đi từ Trung Quốc về phải cách ly 14 ngày; với những trường hợp nghi nhiễm virus Corona thì cách ly tuyệt đối tại cơ sở y tế; những người đi từ Hồ Bắc (Trung Quốc) hoặc quá cảnh tại tỉnh này phải được coi như trường hợp mắc bệnh và cách ly tại bệnh viện Công an TP.

Diễn biến phức tạp của bệnh đã khiến Bộ Y tế siết chặt hơn tiêu chuẩn với người cần được cách ly để khoanh vùng, cô lập các trường hợp nhiễm virus và nghi nhiễm, nhất là sau khi bệnh nhân thứ 14 nhiễm bệnh tại Việt Nam có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 14 ngày. Theo hướng dẫn mới về cách ly tại nhà và nơi cư trú của Bộ Y tế, người tiếp xúc gần với ca bệnh nghi ngờ cũng được cách ly tại nhà thay vì chỉ cách ly với người tiếp xúc gần với ca bệnh. Cụ thể, đối tượng được cách ly là những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây: sống trong cùng nhà, nơi lưu trú, cùng làm việc, cùng đi du lịch, ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên máy bay, tàu hỏa, chuyến xe, có tiếp xúc gần 2 mét… với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.

Theo TS.Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - tự cách ly tại nhà (nơi lưu trú) tốt nhất là cách ly ở một phòng riêng. Nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m. Phòng cách ly nên bảo đảm thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly; hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác; hằng ngày thông báo cho cán bộ y tế 2 lần (sáng, chiều) về nhiệt độ và sức khỏe của bản thân.

Thực hiện sự chỉ đạo của TP và ngành y tế, trong những ngày qua, các quận, huyện trên địa bàn TP đã rà soát, kiểm soát chặt chẽ với những trường hợp trở về từ vùng dịch. Ông Trần Nam Sơn - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy (quận Hoàng Mai) cho hay, UBND phường đã có cuộc họp khẩn với Ban quản trị các toà nhà yêu cầu thống kê các căn hộ đang có người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc sinh sống hoặc thuê nhà để lập danh sách theo dõi, giám sát việc đi lại của các công dân này. Đồng thời, UBND phường cũng yêu cầu Ban quản trị các tòa nhà tăng cường sử dụng thêm thuốc diệt khuẩn trong quá trình lau, vệ sinh hành lang, cầu thang máy các tòa nhà. UBND phường Nhân Chính có văn bản số 38/QĐ – BCĐ phê duyệt danh sách 12 trường hợp trở về từ vùng dịch bị áp dụng cách ly y tế tại nhà. Bà Nguyễn Thị Nhung – Chủ tịch UBND phường Nhân Chính cho biết: “Những trường hợp này đều chưa có biểu hiện của dịch bệnh nhưng UBND phường thực hiện các biện pháp cách ly tại nhà để theo dõi, giám sát ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Trong quá trình cách ly 14 ngày theo quy định, lãnh đạo phường luôn quan tâm, động viên tinh thần để người bị cách ly yên tâm; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân trên địa bàn hiểu và không nên quá lo lắng. Đây là chủ trương, giải pháp cần thiết của TP và ngành y tế để ngăn chặn dịch ra cộng đồng bởi virus Corona lây truyền từ người sang người”.

Việt Bách – Nguyễn Ly
Ảnh: Trần Thảo

Tin cùng chuyên mục

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).
Đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

(PNTĐ) - Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel bày tỏ mong muốn có thêm doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Cuba về nông nghiệp và chế biến thực phẩm, năng lượng, công nghiệp ô tô, sinh học-dược phẩm và các dịch vụ y tế để phát huy hiệu quả thế mạnh của mỗi nước, đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển.