Tất cả 63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học

Chia sẻ

Tính đến tối 15/2, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch COVID-19. Trong đó, 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2.

Trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ hoàn thành phun thuốc khử khuẩn lần thứ ba, kết hợp dọn dẹp, tổng vệ sinh toàn diện cơ sở vật chất trong ngày 15/2.Trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ hoàn thành phun thuốc khử khuẩn lần thứ ba, kết hợp dọn dẹp, tổng vệ sinh toàn diện cơ sở vật chất trong ngày 15/2. (Ảnh: TTXVN)

UBND các tỉnh, thành phố đều yêu cầu triển khai thực hiện và có kế hoạch dạy bù để bảo đảm chương trình dạy học cho học sinh, sinh viên, học viên; cập nhật chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có phương án điều chỉnh hoạt động dạy học, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng chương trình giáo dục và đào tạo; tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh, sinh viên, học viên và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành về thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Tiếp tục thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng vệ sinh lớp học, trang thiết bị dạy học bảo đảm vệ sinh, an toàn, an tâm và đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi cho học sinh, sinh viên và học viên đi học trở lại. Nắm bắt tình hình sức khỏe của học sinh trong thời gian nghỉ; chủ động liên hệ với phụ huynh, hướng dẫn các em học sinh chủ động ôn, học tại nhà.

Các địa phương cũng yêu cầu cần thông tin đến từng phụ huynh học sinh thời gian nghỉ học, quản lý con em không tụ tập đến nơi đông người, theo dõi sức khỏe của con em trong thời gian nghỉ học. Khi con em có biểu hiện sốt, biểu hiện bệnh, phụ huynh cần theo dõi và đưa đến bệnh viện thăm khám kịp thời, đồng thời thông tin cho giáo viên chủ nhiệm...

Trong khi đó, căn cứ tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019 - 2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành. Bộ sẽ có hướng dẫn chi tiết các địa phương xây dựng phương án điều chỉnh hoạt động dạy học để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Thanh Hằng

(Theo website:chinhphu.vn)

 

Theo http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/Tat-ca-63-tinh-thanh-pho-tiep-tuc-cho-hoc-sinh-nghi-hoc/387680.vgp

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.