Lấy ý kiến góp ý về 4 dự thảo báo cáo quan trọng

Chia sẻ

Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành Hướng dẫn số 60-HD/VPTƯ ngày 17-1-2020 về “Tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành Hướng dẫn số 60-HD/VPTƯ ngày 17-1-2020 về “Tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.

Lấy ý kiến góp ý về 4 dự thảo báo cáo quan trọng - ảnh 1

Theo đó, sẽ có 4 dự thảo báo cáo quan trọng được lấy ý kiến góp ý trước khi trình Đại hội XIII của Đảng. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số nội dung cơ bản của hướng dẫn này.

Phản ánh đầy đủ trí tuệ toàn Đảng, toàn dân

Theo Hướng dẫn số 60-HD/VPTƯ, văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị; Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

Văn phòng Trung ương Đảng nêu rõ, việc tổng hợp ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện nhằm tập hợp trí tuệ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước. Đây còn là việc nhằm phát huy dân chủ trong Đảng và toàn xã hội, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân; đồng thời giúp các cấp ủy nắm được xu hướng tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên để bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, mỗi cấp ủy phải lập một báo cáo tổng hợp ý kiến của đại hội đảng bộ cấp mình và ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trong đó mỗi văn kiện được tổng hợp thành một mục riêng.

Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị các cấp ủy bám sát nội dung gợi ý thảo luận của Trung ương đối với từng văn bản và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy. Nội dung tổng hợp phải bảo đảm đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến thảo luận tại đại hội đảng bộ các cấp và ý kiến tham gia của các tầng lớp nhân dân. Ý kiến thảo luận phải được phân định, sắp xếp, tổng hợp theo nhóm nội dung các vấn đề đã được hướng dẫn thảo luận và trình tự tiêu đề trong mỗi dự thảo văn kiện. Bản dự thảo tổng hợp phải vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể.

Góp ý bằng văn bản được tổng hợp như phát biểu trực tiếp

Về bố cục, bản tổng hợp ý kiến gồm 3 phần: Phần nhận xét chung, phần nội dung ý kiến góp ý và phần đề xuất, kiến nghị. Trong đó, Trung ương có hướng dẫn tập trung thảo luận những vấn đề chung, trọng tâm thì tổng hợp theo nhóm vấn đề như trong hướng dẫn, nhưng vẫn phải tổng hợp theo từng dự thảo văn kiện nêu trên.

Theo Văn phòng Trung ương Đảng, để việc tổng hợp số lượng ý kiến được chính xác, đánh giá được xu hướng của các loại ý kiến, khi tiến hành tổng hợp ý kiến thảo luận ở đại hội đảng bộ các cấp, cần phản ánh được số lượng ý kiến phát biểu so với đại biểu tham dự. Đối với đại hội hoặc hội nghị chi bộ, cần nêu cụ thể số đảng viên tham dự, số lượng ý kiến phát biểu. Đối với đại hội đảng bộ cấp trên, ngoài tổng hợp số lượng ý kiến phát biểu còn phải tổng hợp số lượng ý kiến được tập hợp từ báo cáo của cấp ủy cấp dưới trực tiếp. Với ý kiến của các tầng lớp nhân dân, cấp ủy phải lượng hóa được số người tham gia ý kiến qua các hội nghị lấy ý kiến của các đoàn thể và số đơn, thư của nhân dân tham gia ý kiến gửi đến cấp ủy.

Đáng chú ý, khi tổng hợp ý kiến đối với từng vấn đề cụ thể, nhất là những vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau, Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị cần lượng hóa, thống kê để đánh giá đúng thực chất các loại ý kiến và mức độ của các ý kiến khác nhau. Đối với chi bộ và đảng bộ cơ sở, báo cáo tổng hợp cần làm rõ số lượng các loại ý kiến đồng ý, không đồng ý... Hướng dẫn cũng chỉ rõ khi nào dùng các khái niệm như “hầu hết ý kiến”, “đa số ý kiến”, “nhiều ý kiến”, “có ý kiến”. Trong đó, khái niệm “hầu hết ý kiến” được sử dụng khi có khoảng 3/4 trở lên số ý kiến có cùng chính kiến.

Văn phòng Trung ương Đảng cũng nêu rõ, những ý kiến góp ý bằng văn bản được tổng hợp như ý kiến phát biểu trực tiếp. Đối với những vấn đề cần lấy phiếu biểu quyết thì phải nêu rõ kết quả biểu quyết.

Đặc biệt, những ý kiến đề nghị bổ sung, sửa đổi, thay đổi cấu trúc, tiêu đề hoặc một đoạn, một câu, một từ hoặc một cụm từ cần được phản ánh đầy đủ, ghi nguyên văn, đồng thời phải nêu rõ ở dòng, đoạn, trang nào trong văn kiện. Đối với những ý kiến góp ý có lập luận sâu sắc khác với dự thảo văn kiện cần được ghi lại đầy đủ, chính xác.

Báo cáo tổng hợp ý kiến sau khi được đại hội đảng bộ thông qua gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi kết thúc đại hội. Bản tổng hợp ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy khối, đảng ủy trực thuộc Trung ương gửi về Văn phòng Trung ương Đảng. Ban Dân vận Trung ương sẽ tổng hợp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; Ban Tuyên giáo Trung ương tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân qua báo chí và thư gửi trực tiếp đến Trung ương cùng gửi về Văn phòng Trung ương Đảng trước ngày 15-11-2020. Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tổng hợp chung có trách nhiệm báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Theo Quốc Bình

(Báo Hà Nội mới)

 

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/958688/lay-y-kien-gop-y-ve-4-du-thao-bao-cao-quan-trong

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).