Chế độ BHXH đối với người lao động bị buộc thực hiện biện pháp cách ly phòng dịch Covid-19

Chia sẻ

BHXH Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế về giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động bị buộc thực hiện biện pháp cách ly y tế phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (Covid-19).

Ảnh có tính chất minh họaẢnh có tính chất minh họa (Ảnh: Internet)

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư tại Công văn số 79-CV/TW và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg, Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 280/BHXH-CSYT chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố về việc phối hợp thực hiện thanh toán chi phí điều trị cho những người nghi ngờ nhiễm Covid-19.

Theo đó, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19 không chỉ có các chi phí điều trị y tế, mà còn liên thông với việc thực hiện chế độ BHXH về ốm đau đối với NLĐ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm quy định tại nhóm A, một số bệnh thuộc nhóm B nói chung và bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 nói riêng phải cách ly y tế theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm sẽ phát sinh một số vướng mắc và cần được tháo gỡ.

Cụ thể: Ngày 1/2/2020, Thủ tướng ban hành Quyết định 173/QĐ-TTg công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Mức độ nguy hiểm của dịch được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tại Khoản 1, Điều 4 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định “Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly”. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP, thì các biện pháp cách ly y tế bao gồm: Cách ly y tế tại nhà; cách ly tại cơ sở y tế; cách ly tại cửa khẩu và cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác.

Điều 25 Luật BHXH về điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ đang tham gia BHXH, thì NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Như vậy, đối với người bị cách ly y tế mà không bị mắc bệnh truyền nhiễm không phải là trường hợp ốm đau và không phải điều trị, nhưng bị bắt buộc nghỉ việc để phòng dịch thì còn liên quan đến quyền lợi về BHXH.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, BHXH Việt Nam đề xuất Bộ LĐ-TB&XH đồng ý đối với những người bị cách ly y tế để phòng dịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hưởng chế độ ốm đau theo quy định trong thời gian cách ly y tế.

Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người bị cách ly y tế, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 100 Luật BHXH; Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, hồ sơ gồm: Trường hợp điều trị nội trú (giấy ra viện); trường hợp điều trị ngoại trú (giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Tuy nhiên, đối với người bị cách ly y tế mà không mắc bệnh truyền nhiễm thì không được cấp những giấy tờ này.

Tại Khoản 7, Điều 2 Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/2/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ, quản lý và sử dụng kinh phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, thì cơ sở thực hiện cách ly y tế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn (nếu có). Tuy nhiên, đối với người bị cách ly y tế tại nhà thì không có quy định cấp hồ sơ làm căn cứ hưởng chế độ ốm đau.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 100 Luật BHXH thì Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện và các giấy tờ khác làm căn cứ hưởng BHXH, giấy ra viện và các giấy tờ khác làm căn cứ hưởng chế độ BHXH. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, BHXH Việt Nam đề xuất Bộ Y tế đồng ý đối với những người bị cách ly y tế tại nhà, thì Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nơi NLĐ cư trú căn cứ danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để làm căn cứ giải quyết chế độ ốm đau theo quy định.

H.M

(Theo báo Bảo hiểm xã hội)

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.