Dạy con kỹ năng sống trong thiên tai dịch bệnh

Chia sẻ

Không chỉ dạy con những biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế mà việc dạy con các kỹ năng sống một mình, hoặc sống trong môi trường thiếu sự chăm sóc của người thân trong gia đình là rất cần thiết.

Dạy con kỹ năng sống trong thiên tai dịch bệnh - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Một người mẹ nói với tôi rằng trong những ngày phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua, chị đã nhận ra ngoài việc dạy con những biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì việc dạy con các kỹ năng sống một mình, hoặc sống trong môi trường thiếu sự chăm sóc của người thân trong gia đình là rất cần thiết.

Người mẹ ấy ở nhà làm nội trợ, chăm con nên các con chị từ nhỏ đến lớn đều được mẹ chăm sóc mọi thứ. Từ bữa ăn, giấc ngủ, việc đưa đón đi học hàng ngày. Gần một tháng qua, chị liên tục đọc các thông tin ở tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc). Và, chị chợt nghĩ nếu một ngày nào đó, nơi gia đình chị đang sống cũng bị dịch bệnh như thế. Trường hợp vợ chồng chị đều nhiễm bệnh phải đến địa điểm cách ly, hai đứa con sẽ sống thế nào khi thiếu đi sự chăm sóc của bố mẹ hàng ngày. Trong tình cảnh đó, các con sẽ phải chuyển đến ở với người thân, họ hàng hoặc bạn bè anh chị, thậm chí là trong trung tâm xã hội nào đó để ở tạm. Bấy giờ, các con sẽ phải sống thế nào khi không được ăn uống theo sở thích, không được vui chơi, giải trí như ý muốn, những đòi hỏi không được đáp ứng như trước đây… Lẽ dĩ nhiên, chúng sẽ sốc, thậm chí là hoảng loạn, mất phương hướng khi đột ngột chuyển môi trường sống như thế. Vậy nên, chị bàn với chồng ngay bây giờ phải trang bị cho con những kỹ năng thích ứng với môi trường sống như thế.

Hàng ngày, anh chị đặt ra những giả thiết về thiên tai, dịch bệnh và gia đình họ rơi vào cảnh mỗi người phải di tản đến sống ở một môi trường khác. Chờ đến lúc mọi thứ trở lại bình thường mới trở về nhà. Hai đứa trẻ được anh chị thử thách khả năng sống xa bố mẹ, phải hòa nhập với điều kiện sống không giống như nhà mình như thế nào, chế độ ăn uống khi bị cách ly ở bệnh viện ra sao… Nhờ đó, hai đứa trẻ vững vàng hơn về tâm lý. Và giờ, nếu điều không mong muốn đó xảy ra thì anh chị cũng yên tâm rằng các con sẽ vượt qua được.

Thiết nghĩ, bài học và cách dạy con này cần được các bố mẹ lưu tâm, nhất là trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Huyền Ly

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.