Sớm đưa các mặt hàng chống dịch vào diện kê khai giá

Chia sẻ

Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Chính phủ về đánh giá tác động của dịch bệnh Covid - 19 và kiến nghị các địa phương nên đưa các mặt hàng chống dịch vào diện kê khai giá nhằm ngăn chặn việc đầu cơ, tích trữ, tăng giá bất hợp lý.

Ngày 17/2, công an quận Đống Đa, Hà Nội đã phát hiện và xử lý 2 vụ kinh doanh hàng hóa là khẩu trang nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứNgày 17/2, công an quận Đống Đa, Hà Nội đã phát hiện và xử lý 2 vụ kinh doanh hàng hóa là khẩu trang nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Mặc dù đã được tăng cường nguồn cung khẩu trang, dung dịch rửa tay sát khuẩn nhưng hiện nay trên thị trường, đây vẫn là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao khiến không ít người dân vẫn gặp khó khăn, phải mua hàng với giá cao. Ngày 16/2, trong đợt kiểm tra, giám sát thị trường vật tư y tế, lực lượng quản lý thị trường đã xử phạt 13 cơ sở kinh doanh, sản xuất thiết bị y tế với số tiền hơn 9 triệu đồng, tạm giữ trên 100.000 chiếc khẩu trang vi phạm. Cuối tháng 1 đến nay, chỉ trong vòng khoảng nửa tháng, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, giám sát, xử lý gần 4.500 vụ vi phạm; trong đó có vụ vi phạm nghiêm trọng như làm giả nước rửa tay sát khuẩn, sản xuất khẩu trang kháng khuẩn giả, thay thế lớp khẩu trang kháng khuẩn bằng giấy vệ sinh nhằm trục lợi. Trước thực trạng trên, theo Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty luật Basico, thời điểm hiện nay, với các trang thiết bị phòng dịch, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước trong công tác bình ổn giá, rất khó trông chờ vào sự tự giác của các hộ kinh doanh; không thể vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của cộng đồng. Vì vậy, trong văn bản báo cáo Chính phủ về đánh giá tác động của dịch bệnh Covid – 19, Bộ Tài chính đã có đã kiến nghị các địa phương nên đưa các mặt hàng chống dịch vào diện kê khai giá nhằm ngăn chặn việc đầu cơ, tích trữ, tăng giá bất hợp lý.

Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) tiếp tục công bố thông tin về nguồn cung các loại khẩu trang để người dân tiện mua sắm. Theo đó, Viện Nghiên cứu Dệt may đã xử lý kháng khuẩn cho 10 tấn vải và cung ứng 4 tấn (tương đương 200.000 khẩu trang) cho các doanh nghiệp may khẩu trang. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tăng công suất sản xuất khẩu trang vải từ 250.000 chiếc/ngày lên 450.000 chiếc/ngày. Dự kiến từ nay đến cuối tháng 2, Tập đoàn Dệt may Việt Nam có khả năng cung ứng ra thị trường 10 triệu chiếc khẩu trang.

Một số đơn vị khác như thương hiệu Canifa cung cấp 250.000 khẩu trang vải với giá bình ổn đến ngày 8/3; siêu thị Saigon Co.op bán khoảng 1,5 triệu chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn của Tổng công ty 28 (X28), siêu thị BigC phân phối hơn 1,5 triệu chiếc khẩu trang với giá bình ổn, trong đó có 500.000 khẩu trang vải với giá không lợi nhuận. Hệ thống Vinmart đã chuẩn bị trên 1,6 triệu chiếc khẩu trang để bán hết tháng 2; AEON Việt Nam chuẩn bị hơn 4,4 triệu chiếc khẩu trang các, 85.479 chai nước rửa tay, sát trùng, phối hợp với Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) để bán 100.000-200.000 chiếc khẩu trang dùng một lần phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ sở y tế.

Việt Bách 

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo đã được y học Trung Hoa sử dụng như một loại thần dược chữa bách bệnh nhờ dược chất Cordycepin quý giá của nó. Hàm lượng Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo rất dồi dào cũng đồng nghĩa với việc loại dược liệu này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, những người lao động (LĐ) rời các thành phố về quê gây thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sản xuất đã khiến vấn đề an cư cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra trong tháng 5 là thời điểm các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chung tay cùng tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch ngày 29/4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội và Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức hội nghị tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ về “Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19 với Nông Nghiệp Sạch” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Quận ủy Cầu Giấy.