Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản

Chia sẻ

Ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ số đang ngày càng chứng tỏ tính ưu việt trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần tăng sức hút cho điểm đến.

Ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ số đang ngày càng chứng tỏ tính ưu việt trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tuy còn nhiều mới mẻ, nhưng đã có không ít bảo tàng, di tích triển khai thực hiện, góp phần tăng sức hút cho điểm đến.

Khách tham quan hào hứng với triển lãm được ứng dụng công nghệ đa phương tiện của Bảo tàng Hà Nội.Khách tham quan hào hứng với triển lãm được ứng dụng công nghệ đa phương tiện của Bảo tàng Hà Nội.

Hiện đại và hấp dẫn

Mặc dù đã khép lại được gần 1 tháng, song dư âm từ triển lãm “Canh Tý: Áo dài và hoa” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam dịp Tết Nguyên đán vừa qua vẫn đọng lại sâu sắc trong lòng người xem, bởi sức hấp dẫn của sản phẩm trưng bày, cách kể chuyện sinh động cùng lối ứng dụng công nghệ thực tế ảo đầy choáng ngợp.

Từng tham quan triển lãm này, bà Nguyễn Bích Thanh (phố Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) chia sẻ: "Tôi vô cùng yêu thích áo dài, nhưng cũng không hình dung được những câu chuyện về áo dài lại lôi cuốn đến thế. Đặc biệt, với phòng trải nghiệm thực tế ảo tại triển lãm, tôi được trải nghiệm, hòa mình vào nhiều không gian văn hóa đặc trưng của đất nước, chiêm ngưỡng trang phục truyền thống được hình thành, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử".

Trước đó, trung tuần tháng 11-2019, triển lãm Hermès heritage (Hermès - di sản đương đại) tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng mang đến những cảm xúc mới mẻ, đầy hào hứng cho du khách, khi thay thế hoàn toàn cách chú thích truyền thống bằng động tác quét mã thẻ nhanh gọn với điện thoại cá nhân, để khai thác thông tin hiện vật. Cùng một thiết bị liên lạc, người xem còn có thể nghe thuyết minh tỉ mỉ, cặn kẽ về các tư liệu, hiện vật bản thân quan tâm, bằng 3 ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Cũng trong chuỗi hoạt động quảng bá di sản dịp này, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai trương “Khu trải nghiệm cùng di sản” được bố trí tại nhà Hữu Vu thuộc điện Đại Thành. Điểm nổi bật ở đây chính là hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại được trang bị cho hoạt động giáo dục di sản, như: Máy chiếu, máy tính bảng phục vụ hoạt động trình chiếu clip; thuyết trình phim, ảnh tư liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám và lịch sử khoa cử ở Việt Nam. Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: "Trung tâm đã và đang khai thác những tính năng phù hợp nhất của công nghệ cho hoạt động tại di tích như công nghệ 3D scanning lưu giữ hình ảnh di tích; thiết bị thuyết minh tự động..., được công chúng và du khách đón nhận".

Nâng cao hiệu quả bảo tồn, quảng bá di sản

Không chỉ có Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà nhiều địa chỉ văn hóa khác ở Hà Nội cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản để tăng sức hấp dẫn cho điểm đến. Có thể kể đến Bảo tàng Hà Nội với nhiều chương trình ứng dụng công nghệ đa chiều, nhiều tương tác trong trưng bày nghệ thuật hội họa “Bùi Xuân Phái với Hà Nội”; triển lãm đa phương tiện “Tranh dân gian Hàng Trống”...; Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội áp dụng phần mềm hướng dẫn tham quan trên điện thoại di động; nhiều di sản trong phố cổ Hà Nội ứng dụng công nghệ ảnh “360 độ”, đem đến cho du khách cơ hội tìm hiểu về các di tích, công trình nghệ thuật kiến trúc trước khi tham quan thực tế...

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho rằng, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động trưng bày, triển lãm tại nhiều bảo tàng, di tích tại Hà Nội đã tạo ra môi trường khám phá, thưởng thức các giá trị văn hóa, lịch sử hấp dẫn, cuốn hút công chúng hơn. Đây cũng là một trong những giải pháp mà ngành Văn hóa Thủ đô chú trọng đầu tư trong thời gian tới, nhằm tăng cường quảng bá, cung cấp nhiều hơn những cơ hội khám phá di sản thông qua các ứng dụng công nghệ cho công chúng...

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa, công nghệ ngày càng là một phần không thể thiếu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Để làm tốt hơn điều này, việc “số hóa” di sản là bước đi quan trọng vừa góp phần lưu giữ hình ảnh, tư liệu, vừa mang di sản đến gần hơn với công chúng. “Các đơn vị quản lý di sản cần xây dựng những chương trình ứng dụng công nghệ dễ sử dụng với thiết bị cầm tay thông minh; đồng thời, tích cực vận dụng công nghệ thực tế ảo, tăng cường hiệu quả truyền tải những thông điệp, ý nghĩa của vật trưng bày đến người xem”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy lưu ý.

Liên quan đến vấn đề này, trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030; thực hiện “Định hướng và danh mục sản phẩm chủ lực của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2017-2020” theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng cho biết: Thời gian gần đây, các bảo tàng ảo dành cho công chúng tham quan trực tuyến, các chương trình thuyết minh tự động, tự dịch ra các ngôn ngữ khác nhau... đã xuất hiện ở nước ta ngày một nhiều. Công nghệ quét và in 3D cũng được sử dụng rộng rãi hơn nhằm phục chế, nhân bản, sản xuất các hiện vật, di sản cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ trưng bày, nghiên cứu… đến bán hàng lưu niệm. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đã và đang góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả hơn.

Theo Nguyễn Thanh/Hà Nội mới

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/959138/ung-dung-cong-nghe-trong-bao-ton-di-san

Tin cùng chuyên mục

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.