7 đặc điểm chứng tỏ bạn là "cha mẹ điểm 10"

Chia sẻ

Cứ tưởng làm cha mẹ 10 điểm khó lắm, hóa ra chỉ cần thay đổi một chút là bố mẹ dễ dàng đạt được điểm 10 rồi.

Làm cha mẹ là một công việc khó khăn, nhưng lại không hề có một khóa học nào hay cuốn sách nào có thể chỉ dạy một cách hoàn hảo nhất. Tất cả những gì bố mẹ có thể làm là thử - sai - học lại.

Tuy không có ai tự nhận mình là cha mẹ tốt nhưng nếu bạn sở hữu những điều dưới đây thì xin chúc mừng, bạn được 10 điểm trong mắt của con.

1. Làm bạn với con

 7 đặc điểm chứng tỏ bạn là (Ảnh: minh họa)

Thật tuyệt vời khi bố mẹ đã nhận được sự tin tưởng của con, để con có thể chia sẻ mọi vấn đề từ chuyện học hành, bạn bè cho đến những khó khăn mà con đang gặp phải.

Trên thực tế, làm bạn với con không hề khó nhưng có rất nhiều bố mẹ hay than phiền rằng càng lớn con càng thu mình lại, càng xa cách bố mẹ. Do đó, cha mẹ 10 điểm thường cho con hiểu rằng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì bố mẹ vẫn ở đây lắng nghe và ủng hộ con.

2. Không quá coi trọng điểm số

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều rất sợ bị điểm kém và con càng sợ hãi hơn nếu bố mẹ biết được việc này. Cho nên, trẻ thường chọn cách giấu giếm và nói dối.

Cha mẹ 10 điểm sẽ giải thích cho con hiểu rằng điểm số không phải là tất cả những gì mà họ quan tâm. Vì kiến thức mà con thu nhận được mới là điều quan trọng nhất.

3. Tôn trọng không gian riêng của con

Nhiều bố mẹ dạy con trước khi vào phòng phải gõ cửa nhưng lại quên không làm điều đó khi bản thân vào phòng của con. Điều này khiến con cảm thấy mình không được tôn trọng.

Bố mẹ hãy nhớ rằng các quy tắc trong gia đình luôn được áp dụng giống nhau cho tất cả mọi người. Và bố mẹ phải tôn trọng quyền riêng tư của con vì đây là cách mà cha mẹ 10 điểm nuôi dạy nên những đứa trẻ hào sảng, hạnh phúc, thành công với những mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

4. Không chì chiết con

Cha mẹ 10 điểm không bao giờ chỉ trích hay dán nhãn con bằng những cụm từ kiểu như: "ăn gì mà ngu thế", "ăn cho lắm vào chỉ béo người", "lười chảy thây" hay nuôi tốn cơm tốn gạo, chả được tích sự gì"... Vì những lời này dễ khiến con bị tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí, nó sẽ là nỗi ám ảnh tâm lý suốt đời của con.

7 đặc điểm chứng tỏ bạn là (Ảnh: minh hoaj)

Do đó, bố mẹ cần phải cẩn trọng trong việc sử dụng từ ngữ khi nói chuyện với con. Hãy nói chính xác những gì mà bạn đang cảm nhận và đừng xúc phạm con chỉ vì không kìm chế được mình.

5. Sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi con

Cha mẹ 10 điểm không bao giờ chỉ trích hay dán nhãn con bằng những cụm từ kiểu như: "ăn gì mà ngu thế", "ăn cho lắm vào chỉ béo người", "lười chảy thây" hay nuôi tốn cơm tốn gạo, chả được tích sự gì"... Vì những lời này dễ khiến con bị tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí, nó sẽ là nỗi ám ảnh tâm lý suốt đời của con.

Do đó, bố mẹ cần phải cẩn trọng trong việc sử dụng từ ngữ khi nói chuyện với con. Hãy nói chính xác những gì mà bạn đang cảm nhận và đừng xúc phạm con chỉ vì không kìm chế được mình.

5. Sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi con

Trong cuộc sống, không ai mà không phạm sai lầm, kể cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, hầu hết các ông bố bà mẹ đều thường quên thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi con.

Đặc điểm của cha mẹ 10 điểm là luôn nhận lỗi và không cảm thấy xấu hổ nếu phải xin lỗi con. Vì chỉ khi thừa nhận điểm yếu của mình, bạn mới có thể trở thành người mạnh mẽ.

6. Không áp đặt sở thích cá nhân lên con

Mỗi người đều có những sở thích khác nhau, và không phải những gì bố mẹ thích thì con cũng sẽ thích. Chẳng hạn bố mẹ thích nghe nhạc nhưng con lại thích nhảy múa. Hoặc bố mẹ thích đọc sách nhưng con lại thích đi du lịch… Điều quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng sở thích riêng của con và đừng bao giờ áp đặt những gì mình chọn lên con.

Cha mẹ 10 điểm luôn giúp đỡ và khuyến khích con làm những gì mà con thích.

7. Cho con cơ hội giải thích

Thật ra, rất khó để bố mẹ có thể kìm chế được cảm xúc khi nghe người khác "mắng vốn" con. Ví dụ như cô giáo phàn nàn con đã cư xử không đúng trong giờ học. Tức giận là điều khó tránh khỏi nhưng trước khi quyết định con bị phạt như thế nào thì bố mẹ nên lắng nghe con giải thích. Có thể đó là lỗi của con nhưng cũng có thể là con đang bị oan vì những hiểu lầm.

Theo Trí thức trẻ

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.