Giải "Cánh diều vàng" dự kiến tổ chức theo diễn biến dịch Covid 19

Chia sẻ

Theo dự kiến, lễ trao giải "Cánh diều vàng" sẽ diễn ra vào giữa tháng Tư tại Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian, hình thức trao giải có thể thay đổi, tùy theo diễn biến thực tế của tình hình dịch COVID-19.

Sau nhiều lần thông báo việc buộc phải thay đổi lịch Lễ trao giải điện ảnh "Cánh diều vàng" 2020, Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết, lễ trao giải và cách thức trao giải sẽ phụ thuộc vào diễn biến của công tác phòng chống Covid 19. Trước đó, Hội điện ảnh cũng đã gia hạn thời gian nhận tác phẩm dự thi đối với một vài hạng mục giải thưởng. 

Năm nay, giải có sự tham gia của 16 phim truyện điện ảnh, hầu hết là những phim có tiếng tại phòng vé và nhận được dư luận truyền thông tốt. Đó là các phim: “Bắc kim thang,” “Hợp đồng bán mình,” “Truyền thuyết về Quán Tiên,” “Anh trai yêu quái,” “Anh thầy ngôi sao,” “Giã từ cô đơn,” “Tiền nhiều để làm gì,” “Hai Phượng,” “Gái già lắm chiêu 3,” “Mắt biếc,” “Ước hẹn mùa Thu,” “Hạnh phúc của mẹ,” “Nắng 3,” “Đôi mắt âm dương,” “Chị Mười Ba” và “Lính chiến.”

Phim Phim "Mắt biếc"- ứng cử viên nặng ký của giải thưởng năm nay

Nhìn vào những phim này có thể thấy rằng thể loại phim dự thi khá đa dạng, từ hành động, tình cảm đến hài, kinh dị, phim Remake... dự báo một cuộc đua khá căng thẳng và thú vị. Theo dư luận, phim "Hai Phượng""Mắt biếc" được cho là hai đối thủ đáng ghờm và cũng khá nổi trội. Phim "Truyền thuyết Quán Tiên" là phim Nhà nước duy nhất có mặt tại "đường đua". 

Bên cạnh phim điện ảnh, hạng mục phim truyền hình cũng được dư luận quan tâm. 13 tác phẩm tham gia tranh giải ở hạng mục phim truyền hình bao gồm: “Mùa cúc Susi,” “Lời nguyền Domino,” “Ngũ hợi tấn hỷ,” “Bán chồng,” “Về nhà đi con,” “Chạy trốn thanh xuân,” “Hoa hồng trên ngực trái,” “Nàng dâu order,” “Những cô gái trong thành phố,” “Mê cung,” “Tiếng sét trong mưa,” “Tình mẫu tử” và “Lũy thép biên cương”. Nhìn vào đề cử này dễ nhận thấy đề tài phim gia đình đang chiếm số đông. Bộ phim gây bão năm qua "Về nhà đi con" vẫn đang là ứng cử viên nặng ký nhất của giải thưởng. 

 Giải thưởng năm nay còn có sự tham gia 34 phim tài liệu, 12 phim khoa học, 15 phim hoạt hình, 17 phim ngắn và 6 công trình nghiên cứu, phê bình điện ảnh. 

Hội điện ảnh Việt Nam cho biết, sẽ sớm thông báo về lịch trao giải thưởng trong thời gian sớm nhất. 

N. P

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
“Trại hè đặc biệt” của con và bố

“Trại hè đặc biệt” của con và bố

(PNTĐ) - Nghệ sĩ Trung Ruồi xem Bố ơi mình đi đâu thế? là cơ hội quý giá để cha con cùng nhau khám phá và lưu giữ những ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Một "trại hè đặc biệt" - nơi có tiếng cười, sự sẻ chia và những khoảnh khắc gắn bó không thể nào quên. Anh cho rằng, đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản là cùng con đi chơi và cùng nhau lớn lên.
Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

(PNTĐ) - Tình yêu giữa người và trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là một khái niệm viễn tưởng xa vời, nhưng trở thành "có thật" trong Tiểu thuyết Người tình của Elara. Ở đó, mối tình chạm đến nỗi cô đơn sâu kín nhất của con người hiện đại, thì thầm với độc giả một điều: “Hãy yêu lại chính mình, từ đoạn đời đã từng tổn thương”.