Thấy gì từ thói quen "tập bỏ tiêu tiền mặt" thời Covid-19?

Chia sẻ

Trong mùa dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hình thức thanh toán chuyển khoản hoặc quẹt thẻ đã được ưu tiên hơn trả bằng tiền mặt nhằm tránh lây lan virus từ tiền mặt sang người. Cộng với việc cách ly xẫ hội, nhiều thói quen mua - bán đã dần bị thay thế bằng các hình thức phù hợp hơn.

Mua - bán hàng qua mạng vừa là cứu cánh, vừa là tiện ích cho người dân lúc nàyMua - bán hàng qua mạng vừa là cứu cánh, vừa là tiện ích cho người dân lúc này (Ảnh: Ảnh minh họa)

Thay đổi thói quen "tiện đâu mua đó"

Kể từ chiều 25/3, khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tạm thời đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu, số lượng người và xe di chuyển trên nhiều tuyến đường đã giảm mạnh. Vì vậy, lượng người đến mua sắm tại các chợ "cóc," chợ tạm trên địa bàn thành phố đã giảm đáng kể. Ngày thường, đây là các địa điểm tiện lợi cho việc mua sắm, nhất là lúc tan sở hoặc với đối tượng sinh viên, người mới đi làm vì giá cả rẻ hơn.

Vậy nhưng, từ khi được khuyến cáo hạn chế ra ngoài, và nhất là 15 ngày cao điểm cách ly xã hội, tình thế buộc các bà nội trợ phải nghĩ ra phương án mua được hàng vừa ngon - rẻ lại đảm bảo an toàn, không thể sáng nào cũng đi chợ được nữa. Phương thức mua hàng online từ đó lên ngôi.

Trước đây, mua hàng qua mạng chủ yếu được chuộng trong giới công sở vì sự gò bó thời gian của họ. Không phải chị em nào cũng tin tưởng cách mua này vì muốn được tận mắt, tận tay kiểm tra thực phẩm, hàng hóa cho gia đình mình. Chị Đào Ngọc Dung (quận Hà Đông) cũng nghĩ như vậy: "Tôi muốn bữa ăn gia đình phải được làm từ thực phẩm tươi, ngon, họa hoằn lắm mới mua hàng cấp đông. Vậy nhưng thời điểm này, tôi phải chuyển sang mua hàng online, khó kiểm chứng được chất lượng".

Sau gần một tháng mua hàng trên mạng thường xuyên, chị Dung đã "bớt sợ" và thấy ưng ý hơn nhiều. "Cũng có nhiều tiện lợi khi mua hàng qua mạng, đó là tôi sẽ hạn chế tiếp xúc được với nhiều người. Chỉ cần thanh toán trước qua tài khoản, nhanh thì có hàng ngay, mà chậm thì vài tiếng, hoặc ngay hôm sau là shipper mang đến. Tôi nhận thấy có vẻ mua hàng online đã trở thành xu hướng đi đầu nên người bán cũng chọn lựa hàng kỹ và chất lượng hơn".

Anh Trần Đình Công (kỹ sư, sống tại Bắc Thăng Long) từ lâu đã là một "tín đồ của mua sắm online". Bình thường, do điều kiện công việc, anh vẫn hay đặt mua sách, tài liệu, các thiết bị điện tử... qua mạng và chưa gặp vấn đề gì. Đến nay, trong lúc cả nước phải căng mình phòng chống dịch, anh càng khuyến khích gia đình hạn chế tiếp xúc dưới nhiều hình thức: "Vợ tôi không cần ra chợ, chỉ cần vào ứng dụng của các siêu thị và đặt hàng, nhân viên sẽ mang lên tận cửa nhà. Các thanh toán khác như tiền điện, nước, hay mua sắm các loại hàng hóa khác, cứ qua mạng mà chi trả. Tôi nghĩ, lâu dần chúng ta cũng nên thay đổi thói quen như thế này, vừa văn minh, sạch sẽ lại quá tiện lợi". 

Có lẽ, chỉ có những người cao tuổi là còn "hoài niệm" với việc xách làn đi chợ hàng ngày. Bà Bằng, (67 tuổi ở Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm) cho biết, dù rất nhớ cảm giác đi chợ để nấu nướng cho con cháu, nhưng khi cả nước đã có các biện pháp phòng chống dịch thì người dân phải nghiêm túc thực hiện. "Con dâu tôi là nhân viên phòng vé máy bay. Thường ngày, con làm việc với máy tính cả ngày. Nay công việc giảm sút, cháu lại "ôm" máy tính để đặt hàng, thức ăn về cho cả nhà, đồng thời tranh thủ bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Tôi thấy ai cũng phải thay đổi để thích nghi với thời thế".

Doanh nghiệp - ngân hàng đẩy mạnh bán hàng và khuyến mãi

Hàng hóa trên thị trường trong những ngày thực hiện cách ly xã hội được các doanh nghiệp chuẩn bị chu đáo, không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng gây bất ổn thị trường. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh phương thức mua bán hàng trực tuyến nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hạn chế nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Các siêu thị, cửa hàng tiện ích còn đẩy mạnh việc đa dạng các mặt hàng thực phẩm từ sơ chế đến nấu chín, đông lạnh. Các sản phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào, khâu chế biến đến thành phẩm, đại diện các siêu thị khẳng định. 

Bà Nguyễn Thị Kim Dung Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông (quận Hà Đông) cho biết, Co.opmart đã tăng nhân sự giao hàng, nhận đơn đặt hàng trực tuyến của khách để phục vụ nhu cầu mua sắm tại siêu thị. Để bảo đảm việc cung ứng hàng liên tục, siêu thị đã làm việc với các nhà cung cấp lớn để tăng lượng hàng gấp 3 lần so với ngày bình thường.

Trong khi đó, tại các cửa hàng thực phẩm sạch như Bác Tôm trên phố Nguyễn Công Trứ, Ecofoods Nguyễn Thị Thập… lượng hàng hóa, nông sản, thực phẩm rất phong phú, được đưa về từ các vùng nuôi, trồng sản phẩm an toàn tại nhiều tỉnh, thành phố.

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 26 Trung tâm thương mại, 141 siêu thị, trên 1.000 cửa hàng tiện lợi, hệ thống cửa hàng tạp hóa trên các tuyến phố, 128 chuỗi kinh doanh thực phẩm.

Ngoài ra, Hà Nội còn có 455 chợ, 492 cửa hàng xăng dầu, 674 cửa hàng kinh doanh Gas, các hệ thống phân phối bán nhu yếu phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, xăng dầu, gas…

Đáng chú ý, trong các ngày dịch bệnh vừa qua, các cửa hàng bán hàng thiết yếu vẫn mở cửa hoạt động bình thường và dự trữ hàng hóa đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân.

Các ngân hàng và công ty trung gian thanh toán đã tăng cường giới thiệu các dịch vụ online để hạn chế thanh toán tiền mặt.

Mỗi giao dịch online (tới 15/4), khách hàng đã cùng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) góp 1.000 đồng ủng hộ chống dịch COVID. Toàn bộ số tiền tích lũy BIDV sẽ chuyển ngay tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương-cơ sở Đông Anh; Bệnh viện Bạch Mai và một số tỉnh thành còn gặp nhiều khó khăn trong công tác cách ly, phòng chống dịch. Đây vừa là việc làm thiện nguyện cũng như khuyến khích khách dùng online.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng miễn phí toàn bộ trên các kênh cho khách hàng như Techcombank, TPBank, MB, VIB, VPBank, MSB, PVcomBank, SeaBank, Eximbank... thực hiện miễn phí toàn bộ trên tất cả các kênh (chiếm 49,1% lượng giao dịch miễn phí  dịch vụ…. Điều này đã làm tăng thêm nhiều các giao dịch online banking, mobile banking.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau 2 lần giảm phí trong năm 2020 đã có trên 63% giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) được giảm phí trực tiếp cho khách hàng sử dụng dịch vụ với sự tham gia của gần 100% các ngân hàng.

Điều này cho thấy, khách hàng đã có sự dịch chuyển từ chi tiêu bằng tiền mặt sang sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế những tác động từ Covid-19.

P. V

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.