Hà Nội trong thời gian cách ly xã hội: Nhiều người dân cố tình hiểu sai Chỉ thị của Thủ tướng

Chia sẻ

Ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô trong sáng ngày 10/4 và chiều ngày 9/4, nhiều quận, huyện ở Hà Nội, rất nhiều người không đeo khẩu trang và tụ tập đông người tại chợ dân sinh, ngoài đường và công viên. Điều này cảnh báo nguy cơ cao lây lan dịch bệnh.

Người dân vẫn ra đường vì cho rằng cách ly nhưng không "ngăn sông cấm chợ"

Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng người dân ra đường nhiều là do cố tình hiểu sai chỉ đạo của Thủ tướng, cho rằng Chi thị 16 yêu cầu "cách ly" nhưng không "ngăn sống cấm chợ".

Chợ tạm Nam Trung Yên vẫn bày bán giết mổ gia cầm bên lề đườngChợ tạm Nam Trung Yên vẫn bày bán giết mổ gia cầm bên lề đường (Ảnh: P.V)

Người dân tập trung tại một cửa hàng mua bán trên đường Trường Chinh (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).Người dân tập trung tại một cửa hàng mua bán trên đường Trường Chinh (Quận Thanh Xuân, Hà Nội). (Ảnh: Q.S)

Do vậy, trên tinh thần này, nhiều người dân cho rằng cách ly nhưng không "cấm chợ", là vẫn được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cần thiết, vẫn ra đường đi làm tại các công trình xây dựng (lớn, nhỏ). Điều này dẫn tới tính trạng người dân vẫn buôn bán, mua sắm tại các chợ dân sinh, chợ cóc, vẫn tới làm việc tại các công trình xây dựng, trong đó có các công trình xây dựng nhà ở của nhân dân trong các khu chung cư.

Người dân mua bán ở chợ dân sinh  ở Định Công (Hoàng Mai)Người dân mua bán ở chợ dân sinh ở Định Công (Hoàng Mai) (Ảnh: P.V)

Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19 nêu rõ: Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: a/. Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; b/. Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,… c/. Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu…).

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Cách hiểu này cũng khiến các cơ quan chính quyền cơ sở lúng túng khi thực hiện việc xử phạt. Một vị lãnh đạo của một phường trên địa bàn Hà Nội cho biết: Đa số các trường hợp phường xử phạt chủ yếu là phạt người dân đi ra ngoài không đeo khẩu trang, người đi tập thể dục, chính quyền thực hiện vận động nhân dân trong việc cưới, việc tang trong mùa dịch bệnh... còn việc xử phạt ở các chợ dân sinh vẫn còn bất cập vì tinh thần "không cấm chợ", vẫn cho phép người dân đi mua lương thực, thực phẩm. Người dân vẫn lấy lý do Chính phủ không cấm làm việc tại các công trình xây dựng, nên tình trạng công nhân, thợ xây dựng làm việc... vẫn phổ biến.

"Mặt khác hiện nay, chúng ta cũng không kiểm soát được trên địa bàn Thủ đô, số lượng người làm việc tại các cơ quan, nhà máy được hoạt động theo Chỉ thị 16 là bao nhiêu. Vì thế, những người ra đường đều lấy lý do đến công sở làm việc thì lực lượng chức năng cũng khó xử phạt hoặc cấm họ không được ra đường" - vị lãnh đạo phường này cho biết.

Đường Đại Cồ Việt (Quận Hai Bà trưng, Hà Nội) chiều tối ngày 9/4 mật độ giao thông vẫn san sát thế nàyĐường Đại Cồ Việt (Quận Hai Bà trưng, Hà Nội) chiều tối ngày 9/4 mật độ giao thông vẫn san sát thế này (Ảnh: Q.S)

Người dân vẫn ra ngoài tập thể dục đông đúcNgười dân vẫn ra ngoài tập thể dục đông đúc (Ảnh: p.v)

Như vậy, để việc thực hiện Chỉ thị 16 được cụ thể hơn, ngoài việc tuyên truyền, xử phạt các trường hợp vi phạm. Theo các cấp chính quyền cơ sở lẫn người dân, cần có những hướng dẫn chi tiết, quy định rõ cụ thể hơn trong việc thực hiện cách ly xã hội thì mới có kết quả. Vì hiện tại, việc hiểu rõ lệnh cách ly vẫn còn chưa cụ thể, người dân không định hình được việc "hạn chế" ở mức độ nào thì đúng.

Phạt 28 người ra ngoài không lý do ở khu chung cư Times City Hà Nội

Sáng 10/4, Thiếu tá Phạm Trung Khánh Tùng, Trưởng Công an phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) thông tin, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt 28 trường hợp ra ngoài không lý do chính đáng tại chung cư cao cấp Times City thuộc địa bàn phường quản lý. Với lỗi “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc dịch theo hướng dẫn của của cơ quan y tế” được quy định tại Điều 11, Khoản a của Nghị định số 176/NĐ/2013 CP, người vi phạm bị phạt 200.000 đồng theo quy định.

Thiếu tá Tùng cho biết, vài ngày qua, người dân đổ xuống đường đi bộ nhiều, không đảm bảo giãn cách cự ly theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Khu vực này mật độ dân cư rất đông, bên cạnh các chung cư Time City còn có toà nhà Park Hill, tổng cộng gần 6 vạn dân. (Toà nhà Park Hill thuộc phường Mai Động, quận Hoàng Mai nhưng chung quảng trường, lối đi cùng Times City). Trước tình trạng này, Công an phường đã tham mưu Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy xây dựng phương án để hạn chế dân ra vào và tuyên truyền tới cư dân thông qua hệ thống loa, và hệ thống quản trị của các tòa nhà nhưng không hiệu quả, Thiếu tá Tùng chia sẻ.

Xử lý nhiều trường hợp vi phạm

Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, công an TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự, phòng, chống dịch bệnh Coivd-19. Công an TP đã chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế thành lập 30 điểm chốt cửa ngõ ra, vào thành phố nhằm phát hiện, kịp thời xử lý những dấu hiệu, diễn biến liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Người dânKhong những tụ tập đông người, nhiều người còn không đeo khẩu trạng nơi công cộng. Ảnh chụp tại hồ Hoàng Cầu (Quận Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: Q.S)

Tính đến ngày 09/4/2020, lCông an TP đã tổng kiểm tra hơn 60.000 trường hợp; phát hiện khoảng 20 trường hợp có biểu hiện sốt, vận động đến cơ sở y tế thăm khám. Trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã, công an TP Hà Nội đã chỉ đạo triển khai thành lập các tổ cơ động tuần tra, kiểm soát 24/24h để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các nội dung trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, tiếp tục tăng cường giám sát các trường hợp cách ly tại gia đình, cộng đồng; triển khai lực lượng bảo vệ 08 điểm cách ly tập trung...

Ngày 09/4, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Công an đã đến thăm, làm việc và động viên công tác phòng chống dịch Covid-19 của công an TP Hà Nội.

Người dânNgã tư đường Láng - Nguyễn Chí Thanh (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) ô tô, xe máy chen chúc nhau chờ đèn đỏ. (Ảnh: Q. S)

Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng, Phó Giám đốc CATP báo cáo tình hình công tác triển khai phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong toàn lực lượng CATP. Theo đó, CATP đã phối hợp kiểm tra, xử lý 552 trường không đeo khẩu trang ra đường; xử lý 75 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh; xử lý 170 trường hợp đầu cơ, găm hàng, buôn lậu, buôn bán các sản phẩm giả liên quan đến phòng chống dịch bệnh (khởi tố hình sự 07 vụ, 09 bị can). 

Quế Sơn - Hạ Thi

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, việc hỗ trợ tỉnh Điện Biên đầu tư công trình trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ không những thể hiện tấm lòng của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội với đồng bào, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, mà còn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 2 tỉnh, Thành phố trong thời gian tới, nhằm phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của cả nước…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.