Vì sao nhóm "Ghét bếp, không nghiện nhà" nóng đến khó tin?

Chia sẻ

Bạn có thi thoảng ghét bếp không? Có thi thoảng ghét dọn dẹp bày biện nhà cửa không? Có quá đi chứ. Vậy thì bạn nhất định tìm thấy "đồng bọn" ở group mang tên "Ghét bếp, không nghiện nhà".

Hai hôm nay, "giang hồ Facebook" dậy sóng bởi cái nhóm có cái tên rất dễ bị lên án “Ghét bếp, không nghiện nhà”. Trưa nay, con số thành viên đã hơn 300 ngàn, và đồ rằng sẽ còn tăng hơn nữa, bởi sự lan tỏa như vũ bão của các KOLs xịn.  

Những người làm truyền thông chuyên nghiệp ngơ ngác hỏi nhau điều gì đang xảy ra. Biết đâu sáng mai, khi mở mắt ra, con số sẽ là một triệu thành viên. Một con số đủ sức đánh gục các "thánh" làm marketing giỏi nhất.

Chưa từng có group nào tăng thành viên chóng mặt như group này. Ảnh chụp lúc 14h17 phút ngày 10/4Chưa từng có group nào tăng thành viên chóng mặt như group này. (Ảnh chụp lúc 14h17 ngày 10/4).

Nhìn những gương mặt đẹp, sang trọng, thậm chí có tiếng đảm đang khéo léo của bạn bè trong group; nhìn họ viết bài, đăng hình và thả icon “haha”, mới ngộ ra rằng những con người ấy đều có góc khuất của mình. 

Phải chăng những "thánh nhân mỹ miều" đó là do chính mạng ảo dựng nên và người trong cuộc cứ kẹt mãi trên trang Facebook không tì vết, chẳng dám bước ra. Nên, khi va vào group này, mọi người thở phào như tìm được đúng "chân ái" của đời mình, “à, té ra quanh mình cũng đầy người vụng, đầy những người ghét thiên chức, chỉ do dòng đời xô đẩy mà vào vai nữ cường nhân mà thôi”. Họ thấy mình trong đó. Họ thấy người khác mình từng ngưỡng mộ cũng ở trong đó. Việc chiên cá bị khét, làm bánh bị hư cũng... thường thôi!

Những ngày cả nước tuân thủ giãn cách xã hội, chẳng phải chúng ta bắt đầu ngán với nhà nhà người người trở thành trở thành "master chef". Nào là bánh được bày biện sang chảnh, nào là bếp có hoa hồng đầy diễm tình, nào là món thịt kho áo màu vàng nâu óng ánh. Ai cũng hân hoan với công việc bếp núc, dọn dẹp, say sưa yêu nhà yêu cửa.

Không biết những tấm hình ấy có bao nhiêu sự thật, liệu có từ trước hay copy từ đâu. Liệu màu sắc tự nhiên hay chỉnh sửa long lanh... Nhưng nó cũng làm cho không ít người thở dài, cảm thấy tự tin vì "sao mình không giỏi giang như cô ấy", sao món mình nấu xấu xí, tèm lem cỡ này?

Thì đây, sự xuất hiện của không gian “ghét” này như mở ra các chị em, à không, cả các anh nữa, một chân trời mới. Ta được an ủi, được đồng lòng, được sẻ chia và nhất là được nói ra những điều mà trước giờ mình giấu nhẹm đi.

Cả đàn ông cũng hăng hái vào cuộcCả đàn ông cũng hăng hái vào cuộc (Ảnh: chụp màn hình)

Bạn làm bánh bao ra há cảo. Bạn vẽ trái tim ra như con giun. Không sao cả, tôi cũng vậy mà. Ôi, vui cả làng. Huề cả cõi Facebook. Mọi người đồng lòng như những gì “thảm họa” của người khác cũng chính là của mình vậy.

Bạn có thi thoảng ghét bếp không? Có chứ. Bạn thấy chán ghét việc dọn dẹp bày biện nhà cửa không? Đôi lúc cũng ngán tận cổ. Nhưng chắc một điều bạn vẫn yêu gia đình mình. Bạn luôn sẵn lòng nấu bữa cơm tươm tất. Dọn dẹp một không gian tươm tất. Ghét mà chứa chan tình yêu trong đó. Trong mỗi một cái hình món ăn nấu hỏng đầy tính giải trí đó, luôn là một tình yêu.

Rằng hãy nhớ chúng ta không buộc phải hoàn hảo, chúng ta có thể đoảng, có khi lười, có khi thất bại và những việc đó không có nghĩa công cuộc làm mẹ làm vợ của ta là số 0. Mình cứ có sao sống vậy, chứ hà khắc với mình làm chi, chạy theo những hình mẫu xa vời làm gì!

Có cô bạn nói rằng group “ghét” đó rồi sẽ chìm thôi, vì mọi người cười vài ngày sẽ thấy nhàm và người chơi thì hết đề tài. Nhưng có một điều chắc chắn là, nụ cười thư giãn trong những ngày ở nhà tránh dịch này thật đáng quý. Hơn nữa người cũ tạm ngưng cười, thì người mới vào sẽ thoả sức "haha".

Tôi thì lại tin những group "sống thật" thế này không chìm nhanh, bởi nơi nào nắm bắt được tiếng nói đồng lòng, nơi đó sẽ là chốn tới lui của mọi người. Biết đâu trong những ngày cười thả ga cùng group, chúng ta lại có thêm nhiều bạn bè, những người "cùng hội cùng thuyền" đoểnh đoảng trong bếp, trong nhà...

Ái Nhân/phunuonline

 

Theo https://www.phunuonline.com.vn/vi-sao-nhom-ghet-bep-khong-nghien-nha-nong-den-kho-tin--a1407877.html

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Hè này con muốn về quê

Hè này con muốn về quê

(PNTĐ) - Mùa hè vừa chớm, lũ trẻ về quê chơi rộn ràng cả xóm. Riêng nhà bà Vân vẫn vắng bóng hai đứa cháu nội, chỉ vì lịch học thêm dày đặc và những e ngại vụn vặt của người lớn.
Hạnh phúc giản dị

Hạnh phúc giản dị

(PNTĐ) - Chị về đến nhà, đầu đau như búa bổ, hai tay rã rời. Nghĩ đến hai con cần phải ăn tối xong trước giờ học bài, chị tự nhủ: “Mình nằm chút thôi rồi dậy ngay”. Vậy mà khi chị tỉnh dậy, trời đã tối mịt.
Yêu sau cưới

Yêu sau cưới

(PNTĐ) - Ngân và Trung cưới nhau qua mai mối khi cả hai đã bước vào độ tuổi mà gia đình không còn muốn con cái "kén cá chọn canh" nữa. Trung khi ấy 30 tuổi, là một người đàn ông thành đạt, trầm tính và chín chắn, đang làm trưởng phòng kỹ thuật tại một công ty lớn. Ngân 28 tuổi, là cô giáo tiểu học hiền lành, chu đáo, sống giản dị và có phần khép kín.
4 “mẹo” đồng hành cùng con tuổi teen

4 “mẹo” đồng hành cùng con tuổi teen

(PNTĐ) - Khi con bước vào tuổi teen, nhiều cha mẹ thấy con trở nên khó bảo, không chịu hợp tác. Để có thể đồng hành cùng con, cha mẹ cần có phương pháp phù hợp. Dưới đây là 4 mẹo hay cha mẹ có thể tham khảo từ thạc sĩ giáo dục Nguyễn Thu Hương, Giám đốc Học viện The Zen Parenting Academy.