Người dân Hạ Lôi bình tĩnh, chấp hành nghiêm cách ly y tế

Chia sẻ

Với 12 trường hợp mắc Covid -19 trên địa bàn, dịch bệnh đã khiến cuộc sống yên bình của người dân thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong những ngày qua, người dân sinh sống ở “tâm dịch” đã đồng thuận, nghiêm túc cách y y tế theo tinh thần “nhà nào biết nhà đó” với mong muốn dịch bệnh sớm được ngăn chặn, đẩy lùi.

Hội LHPN xã Tráng Việt, huyện Mê Linh ủng hộ lương thực, thực phẩm cho xã Mê LinhHội LHPN xã Tráng Việt, huyện Mê Linh ủng hộ lương thực, thực phẩm cho xã Mê Linh (Ảnh: Phạm Anh)

Chăm lo đủ đầy cho người dân bị cách ly

Thôn Hạ Lôi có hơn 1 vạn dân, bị cách ly y tế trong 28 ngày. Theo tính toán của UBND huyện Mê Linh, lương thực, thực phẩm, hàng hóa cần có để cung cấp cho người dân trong thôn Hạ Lôi trong một ngày là rất lớn; cùng nhiều loại thuốc, vật tư y tế, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, người cao tuổi. Trong số các hộ gia đình ở Hạ Lôi, có 436 gia đình chính sách; 85 hộ cận nghèo, 77 gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện quyết định cách ly, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh đã kịp thời nhận được sự chung tay, góp sức rất lớn của rất nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn TP và từ các xã khác trên địa bàn huyện. Ba ngày sau khi bị cách ly, hơn 100 tổ chức, cá nhân liên hệ và trực tiếp hỗ trợ, chung sức cùng huyện Mê Linh chăm lo cho đời sống bà con như thị xã Sơn Tây hỗ trợ 2 tấn gạo, 4.000 khẩu trang, 4.000 chai nước sát khuẩn; quận Hai Bà Trưng hỗ trợ 5 tấn gạo; quận Long Biên hỗ trợ 200 bộ bảo hộ, 200 màng chắn giọt bắn, 5.000 chiếc khẩu trang y tế…

Hội viên phụ nữ huyện Mê Linh tự làm kính chống giọt bắn ủng hộ lực lượng phòng dịch ở thôn Hạ LôiHội viên phụ nữ huyện Mê Linh tự làm kính chống giọt bắn ủng hộ lực lượng phòng dịch ở thôn Hạ Lôi (Ảnh: Phạm Anh)

Cùng với các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể, các cấp Hội Phụ nữ huyện ngay lập tức vào cuộc, huy động các nguồn lực, góp phần chung tay chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, hội viên và nhân dân trên địa bàn thôn. Chị Nguyễn Thị Vân Anh – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: tính đến chiều ngày 13/4, các cấp Hội PN đã ủng hộ hơn 4,8 tấn gạo; 1,2 vạn quả trứng các loại; gần 600 thùng mỳ tôm; 200kg lạc, 200 gói bột canh; 200 gói dầu gội đầu… Các chị em thu hoạch hàng trăm kg rau xanh đang canh tác trên đồng, hoa quả trong vườn nhà kịp thời chuyển đến cho cán bộ, hội viên xã Mê Linh. Nhiều hội viên như chị Nguyễn Thị Phương ở xã Thạch Đà tạm dừng công việc để may khẩu trang gửi bà con chống dịch; ở các xã khác chị em tổ chức làm kính chắn giọt bắn, cung cấp cho cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu tại thôn Hạ Lôi. Chỉ trong 6 ngày, đã có gần 1 vạn chiếc khẩu trang kháng khuẩn, gần 2.500 kính chắn giọt bắn, 500 chai nước sát khuẩn được các cấp Hội trên địa bàn huyện thực hiện và chuyển đến các hộ dân trong thôn. Trước sự chăm lo kịp thời và chu đáo của TP và huyện Mê Linh, những ngày qua có mặt tại thôn Hạ Lôi hỗ trợ TP dập dịch, PGS.TS Trần Như Dương – Viện phó Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đánh giá: Bà con trong thôn không thiếu thốn gì trong những ngày cách ly. Nhà nào trong thôn cũng đảm bảo “cửa đóng, then cài”, nghiêm túc cách ly tại nhà”. Còn Chủ tịch UBND xã Mê Linh Tạ Quang Thái chia sẻ: xã Mê Linh nhận được rất nhiều sự hỗ trợ chuyên môn cũng như vật chất của các cơ quan, đoàn thể, bà con nhân dân thôn Hạ Lôi yên tâm thực hiện nghiêm quy định…. Ngày 13/4, 30 tấn gạo, 3.000 thùng mì tôm, khoảng 15.000 quả trứng... đã được phân chia và chuyển đến tay các gia đình trong thôn; mỗi hộ cận nghèo và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được nhận hỗ trợ ban đầu là 1 triệu đồng.

“Còn người là còn của”

Xã Mê Linh là địa phương trồng hoa nổi tiếng của huyện và là một trong những vựa hoa lớn của TP và cả nước, với diện tích trồng hoa là 100ha. Thực hiện cách ly y tế đồng nghĩa với việc người dân chấp nhận thiệt hại rất lớn về kinh tế. Tiền bạc và công sức đầu tư cho những cánh đồng hoa, vào thời điểm này, gần như không thể thu hồi được.

Hội viên phụ nữ thôn Hạ Lôi tham gia tổ giám sát ở địa phương, thực hiện kiểm tra thân nhiệt cho người dân bị cách ly y tếHội viên phụ nữ thôn Hạ Lôi tham gia tổ giám sát ở địa phương, thực hiện kiểm tra thân nhiệt cho người dân bị cách ly y tế (Ảnh: Phạm Anh)

Gia đình bà Ngô Thị Quý, hội viên phụ nữ ở xóm Bàng có 5 ha trồng hoa hồng đỏ, trong đó có 1 sào đầu tư trồng hoa hồng thế cho giá trị kinh tế cao. Thực hiện cách ly y tế, gia đình bà không chỉ mất đi thu nhập lớn hàng tháng mà phải bỏ đi toàn bộ cây giống, cây hoa đã được đầu tư rất lớn. Không phải không xót xa thành quả lao động của mình nhưng bà Quý không quá lo lắng. Trái lại, gia đình bà bình tĩnh, đồng thuận với chủ trương cách ly y tế với hy vọng dịch bệnh sớm bị dập tắt. “Còn người thì còn của nên tôi không lo lắng quá nhiều. Quan trọng nhất ở thời điểm này là chống dịch và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mình, gia đình và cộng đồng” – bà Quý chia sẻ. Tạm gác lo toan, vất vả sang một bên, là cộng tác viên dân số của xã, từ ngày thực hiện cách ly y tế, bà Quý tham gia tổ giám sát trong thôn, hàng ngày hai lần đi đo thân nhiệt, theo dõi y tế và sức khoẻ cho nhân dân trong thôn theo sự phân công. Đặc biệt, gia đình bà chỉ có hai vợ chồng ở nhà, các con xây dựng gia đình ra ở riêng, một người con ở cùng bà là F1 đang cách ly y tế tại bệnh viện. “Chúng tôi được xã và huyện chu cấp đầy đủ thực phẩm, người thân ở các xã khác muốn gửi đồ nhưng tôi từ chối vì thấy không cần thiết” – bà Quý chia sẻ.

Thu nhập và cuộc sống của gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt ở xóm Xanh cũng trông cả vào 5 sào trồng hoa cúc. Thời điểm này, hoa cúc đã đến kỳ thu hoạch nhưng thực hiện cách ly y tế tại nhà, bà chấp nhận thiệt hại kinh tế. “Bà con trong thôn động viên lẫn nhau, không trồng năm nay thì sang năm làm tiếp, phải tin tưởng vào các biện pháp chống dịch của Chính phủ và Thành phố, tuân thủ chủ trương và thực hiện cách ly y tế nghiêm túc. Cả gia đình tôi cửa đóng cả ngày, không đi đâu cả”. Đặc biệt, hôm nay xã đến nhà phát thực phẩm (gạo, mỳ, trứng), gia đình bà đã nhường lại phần hỗ trợ này cho các gia đình khác khó khăn và đông nhân khẩu hơn. “Dịch bệnh khiến thu nhập của người dân trong thôn bị ảnh hưởng từ gần 3 tháng nay; có một số gia đình không bán được hoa, cuộc sống rất khó khăn. Nhà tôi vẫn có khả năng xoay xở được thì tôi cố gắng khắc phục” – bà Nguyệt chia sẻ.

Tạm bỏ sang một bên những lo toan vì việc nhà nông bị thiệt hại do dịch bệnh, cán bộ, hội viên thôn Hạ Lôi sẵn sàng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở địa phươngTạm bỏ sang một bên những lo toan vì việc nhà nông bị thiệt hại do dịch bệnh, cán bộ, hội viên thôn Hạ Lôi sẵn sàng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở địa phương (Ảnh: Phạm Anh)

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Người dân thôn quê Hạ Lôi đã đùm bọc và chia sẻ nhau cùng vượt qua khó khăn bằng sự yêu thương và tình cảm chân thành, ý nghĩa như thế. 

Hạnh Lê

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND Thành phố “quy định chi tiết một số chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” và dự thảo nghị quyết “quy định cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ sinh sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội”. Đồng chí Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và đồng chí Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chủ trì hội nghị.