Xử phạt nặng hành vi vi phạm lao động trẻ em, lao động nữ khi mang thai

Chia sẻ

Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính nếu có vi phạm trong việc sử dụng lao động nữ, lao động trẻ vị thành niên và lao động người cao tuổi. Mức phạt có thể lên đến 75 triệu đồng với hành vi vi phạm.

 Từ 15/4/2020 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, sẽ bắt đầu có hiệu lực, theo đó, các mức xử phạt người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu xác định vi phạm sử dụng lao động nữ và lao động là trẻ vị thành niên.

Xử phạt sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc độc hại, nguy him

Theo  Điều 28 chủ sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính nếu như có hành vi phạm quy định về lao động chưa thành niên. Cụ thể, chủ sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

minh họaminh họa

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: Sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của người đó hoặc không được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi; Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động; Sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

 Đặc biệt, chủ sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau:

Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm  sẽ bị xử phạt nặngSử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ bị xử phạt nặng (Ảnh: minh họa)

- Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật Lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

 - Sử dụng người từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều 164 của Bộ luật Lao động;

- Sử dụng người dưới 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật Lao động.

 Xử phạt hành vi không cho lao động nữ mang thai nghỉ 60 phút/ngày

Bên cạnh những quy định xử phạt các vi phạm khi sử dụng lao động đối với trẻ em thì Nghị định 28/2020/NĐ-CP cũng quy định chi tiết mức xử phạt của những hành vi vi phạm đối với lao động nữ.

Cụ thể, chủ sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau: Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ; Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có  hành vi sử dụng lao động nữ  mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06  làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... (Ảnh: minh họa)

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

- Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Lao động.

- Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày.

- Không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật Lao động trừ trường hợp việc làm cũ không còn.

- Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

Xử phạt nặng hành vi vi phạm lao động trẻ em, lao động nữ khi mang thai - ảnh 4 (Ảnh: minh họa)

- Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật Lao động.

Bên cạnh những mức phạt đó, chủ sử dụng lao động còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này; Buộc nhận lại người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 Điều này.

Trong việc sử dụng lao động cao tuổi, chủ sử dụng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.

 Hạ Thi

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.