Cùng cả nước, Hà Nội quyết tâm khôi phục kinh tế sau dại dịch Covid-19

Chia sẻ

Đại dịch Covid -19 để lại nhiều khó khăn nhưng cũng là dịp TP đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp; là cơ hội để doanh nghiệp cơ cấu lại ngành nghề phù hợp với nền kinh tế. Ngay ở thời điểm căng mình chống dịch, Hà Nội không ngừng nỗ lực tìm kiếm giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

TP Hà Nội luôn lắng nghe, tháo gỡ khó khăn và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, ứng phó với đại dịch Covid -19TP Hà Nội luôn lắng nghe, tháo gỡ khó khăn và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, ứng phó với đại dịch Covid -19

Lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư công

Khi dịch bệnh chưa bùng phát mạnh mẽ, từ tháng 2/2020, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền đã nhấn mạnh: Hà Nội quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt phòng chống dịch Covid-19 song song với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm 2020, kịch bản tăng trưởng của cả nước; đánh giá tác động của dịch bệnh đến phát triển của các ngành, lĩnh vực, TP Hà Nội đã xây dựng các kịch bản kinh tế ứng phó với dịch bệnh. 

Ba kịch bản tăng trưởng của TP. Hà Nội

Thứ nhất, dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV “bứt tốc”, tăng trưởng cả năm của TP đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra.

Thứ hai, dịch bệnh được kiểm soát vào quý III, tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra.

Thứ ba, dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng 5%).

Cùng với đó, ngay cả thời điểm căng mình khoanh vùng, dập các ổ dịch bệnh, Hà Nội cũng đồng thời triển khai các biện pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. 

Trong đó, TP xác định đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng. Tại Hà Nội, trong giai đoạn 5 năm qua, TP có hơn 107 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% đầu tư công của cả nước. Trong năm 2020, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch đầu tư công của TP  là 37.000 tỉ đồng, bao gồm 22.000 tỉ đồng vốn kế hoạch của năm, 11.000 tỉ đồng từ các kì giải ngân trước chuyển sang và khoảng 6.000 tỉ đồng vốn kết dư ngân sách của năm 2019 đã được giao cho đầu tư công năm 2020. Dịch bệnh khiến các kênh đầu tư giảm sút thì thúc đẩy đầu tư công với số vốn lớn trên sẽ tạo thêm công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch Covid - 19, trước mắt là tác động tới tăng trưởng của quí II năm 2020. Vì vậy, lãnh đạo TP xác định, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng thứ 2 của TP, đứng sau nhiệm vụ phòng, chống COVID-19.

Để kích hoạt đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư có thể phối hợp với Hà Nội để triển khai các khoản đầu tư công trên, mới đây, Thành uỷ - HĐND - UBND TP đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp. Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: đây là giai đoạn TP xác định sẽ gỡ mọi vướng mắc, khó khăn cho đầu tư công và đầu tư tư nhân; sẵn sàng lắng nghe để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, tháo gỡ các thủ tục để cho các chính sách, dự án của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn TP được kích hoạt, thông suốt. TP sẽ triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Những quyết sách trong thẩm quyền của thành phố sẽ sớm được triển khai.  Đồng thời cam kết: TP sẽ triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp một cách nhanh nhất; những quyết sách trong thẩm quyền của TP sẽ sớm được triển khai. TP đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai quyết liệt, kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch và tuyệt đối không có tiêu cực trong việc thực thi các cơ chế, chính sách của Chính phủ về giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp.

Nhiều quyết sách "gỡ khó" và tiếp sức cho doanh nghiệp 

Hà Nội là địa phương có số người nhiễm Covid -19 nhiều nhất cả nước, chịu nhiều thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Bên cạnh những khó khăn, đây cũng là dịp TP đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi số để phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp; là cơ hội để doanh nghiệp cơ cấu lại ngành nghề phù hợp với nền kinh tế. Với nhận định này, để nắm bắt cơ hội, ngay ở thời điểm căng mình chống dịch, Hà Nội đưa ra nhiều quyết sách "tiếp sức" cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất  kinh doanh

Cụ thể, Hà Nội đã triển khai thực hiện nghiêm túc 7 nhóm nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 bằng 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 như chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối đa.

Đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, Hà Nội đã triển khai hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thành lập mới; Hướng dẫn trả lương ngừng việc, giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc... TP đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp với dư nợ cho vay đến nay ước đạt 546 nghìn tỷ đồng; thực hiện các gói hỗ trợ cho vay sản xuất, kinh doanh như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... 

Hà Nội cũng đang hỗ trợ khoảng 3.600 doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất để tiến hành hoạt động sản xuất tại các cụm công nghiệp; Tổ chức kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xây dựng 68 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.016,72 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 19.600 tỷ đồng để hỗ trợ về mặt bằng sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

TP cũng đang triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Hỗ trợ kinh phí thực hiện hợp đồng tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển sản phẩm trí tuệ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng (kinh phí hỗ trợ từ 50 đến 100 triệu đồng/doanh nghiệp/hợp đồng/năm); Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp (khoảng 1 tỷ đồng/dự án)…

TP đã ban hành và triển khai thực hiện 2 đề án hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo như: Hỗ trợ kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực (trên 20 tỷ/năm); kinh phí đào tạo kiến thức khởi nghiệp sáng tạo (20 triệu đồng/doanh nghiệp/ năm); Hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa cơ sở ươm tạo, không gian khởi nghiệp không quá 200 triệu đồng/cơ sở...

Trong khó khăn chung, Hà Nội xác định rõ một số ngành có ưu thế, có cơ hội phát triển để thúc đẩy sản xuất như: nông nghiệp; các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (thiết bị bảo vệ sức khỏe, khẩu trang; hóa chất vệ sinh, khử trùng; thiết bị y tế: máy thở, dụng cụ xét nghiệm; dược phẩm); thúc đẩy phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ: thông tin, truyền thông; thương mại điện tử; thanh toán online; giáo dục trực tuyến;…  Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đang được TP triển khai quyết liệt, đồng bộ.

"Lãnh đạo Hà Nội đã có niềm tin tuyệt đối của nhân dân trong phòng, chống dịch. Việt Nam là một trong số rất ít nước bước đầu khống chế dịch bệnh lây lan; Thủ đô Hà Nội cũng là một trong số ít những thủ đô kiểm soát tốt dịch Covid -19. Hà Nội là địa phương đi đầu trong khống chế dịch thì Hà Nội cũng sẽ tiên phong trong tái khởi động nền kinh tế, bằng việc bảo đảm môi trường đầu tư tốt hơn cho doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ ở quý I/2020, khi lần đầu tiên số DN trên cả nước thành lập mới thấp hơn số DN rút khỏi thị trường, nhưng với Hà Nội thì ngược lại" - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc đánh giá.

 Đức Hạnh

 

Tin cùng chuyên mục

Xã Minh Châu: 1200 người dân trên 60 tuổi được khám sức khỏe và thiết lập Hồ sơ sức khỏe điện tử

Xã Minh Châu: 1200 người dân trên 60 tuổi được khám sức khỏe và thiết lập Hồ sơ sức khỏe điện tử

(PNTĐ) - Từ ngày 19/7/2025, hơn 6.600 người dân xã Minh Châu, thành phố Hà Nội sẽ được khám sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí, thời gian triển khai từ tháng 7 đến hết tháng 9/2025. Minh Châu là địa phương đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe cho toàn thể nhân dân sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7/2025.
Chung tay xây dựng Hà Nội đẹp hơn, phát triển hơn, xứng đáng hơn với vai trò, vị thế Thủ đô của cả nước

Chung tay xây dựng Hà Nội đẹp hơn, phát triển hơn, xứng đáng hơn với vai trò, vị thế Thủ đô của cả nước

(PNTĐ) - Dự kiến, Đại hội Đảng bộ thành phố sẽ diễn ra vào giữa tháng 10. Khoảng giữa tháng 8, Bộ Chính trị sẽ làm việc và duyệt Đại hội Đảng bộ thành phố, trong đó có văn kiện Đại hội…”, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ cho biết và đề nghị các đại biểu đóng góp sâu sắc, cụ thể để thành phố hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XVIII của Đảng bộ trong tháng 7/2025, gửi xin ý kiến các cơ quan Trung ương và Bộ Chính trị. Chính vì thế, thành phố Hà Nội mong muốn các đại biểu đóng góp ý kiến giúp xây dựng văn kiện đảm bảo chất lượng và yêu cầu đặt ra, xứng đáng là văn kiện của Đảng bộ Thủ đô - Đảng bộ lớn nhất cả nước.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.