Rạp chiếu phim Việt Nam và hãng phim tư nhân "kêu cứu" vì dịch Covid-19

Chia sẻ

Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó kiến nghị có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, phát hành và chiếu phim đang phải chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Theo TS Ngô Phương Lan – Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên các hoạt động chiếu phim đã phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa sớm hơn so với các loại hình kinh doanh dịch vụ khác như: du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng, quán ăn…

Điều này không chỉ khiến các rạp chiếu không có bất kỳ nguồn doanh thu nào mặc dù vẫn phải chi trả các khoản chi phí cố định hàng tháng, mà còn kéo theo việc nhiều bộ phim phải hoãn lịch phát hành, dẫn tới việc đọng vốn. Cùng với đó, kế hoạch sản xuất nhiều phim khác hiện cũng tạm lùi lại vô thời hạn do không thể hoạt động trong bối cảnh diễn ra dịch bệnh, kéo theo nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phim. Người đứng đầu Hiệp hội cũng nhận định, các rạp chiếu sẽ khó có thể mở cửa sớm trở lại do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cộng thêm tâm lý e ngại từ khán giả.

Các rạp phim trên toàn quốc buộc phải tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19Các rạp phim trên toàn quốc buộc phải tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19

Cũng trong văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam bày tỏ, các doanh nghiệp kinh doanh rạp chiếu tại Việt Nam như BHD Star, Galaxy, Trung tâm chiếu phim quốc gia…hiện chỉ chiếm 30% thị phần chiếu phim, không có đủ tiềm lực tài chính mạnh để đương đầu với những hậu quả do dịch Covid-19 gây ra đối với lĩnh vực phim ảnh. Trong khi đó, 70% thị phần chiếu phim còn lại do các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh nắm giữ và đây đều là các công ty con của các tập đoàn lớn như: CGV, Lotte Cinema…

Xuất phát từ thực tế trên, Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam kiến nghị Nhà nước có các biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với các rạp chiếu phim của Việt Nam, các hãng phim tư nhân để tránh tình cảnh rơi vào phá sản, đóng cửa hàng loạt, dẫn tới việc phát hành phim sẽ chỉ có doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ, ảnh hưởng đến ổn định văn hóa – xã hội và chiến lược của đất nước về bảo vệ văn hóa dân tộc.

Cụ thể, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng về việc miễn thuế VAT năm 2020 với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành và chiếu phim để các doanh nghiệp này có thêm nguồn thu bù lại những tổn thất và chi phí cố định vẫn phải gánh mà không có doanh thu trong thời kỳ dịch bệnh. Cùng với đó, Hiệp hội cũng kiến nghị về việc hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2020 với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành và chiếu phim. Cuối cùng, Hiệp hội kiến nghị hoãn nộp bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam hoặc có chính sách cụ thể để hỗ trợ.

Theo Như Ý/anninhthudo.vn

Theo https://anninhthudo.vn/giai-tri/rap-chieu-phim-viet-nam-va-hang-phim-tu-nhan-keu-cuu-vi-dich-covid19/851110.antd

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.