Đề nghị xử lý kênh Youtube bôi nhọ cộng đồng dân tộc thiểu số

Chia sẻ

Ngày 17/4, ông Hà Việt Quân, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc có công văn gửi Bộ Thông tin –Truyền thông đề nghị xử lý kênh Youtube A Hy TV.

Công văn của Ủy ban Dân tộc đề nghị xử lý kênh A Hy TV vì bôi nhọ hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu sốCông văn của Ủy ban Dân tộc đề nghị xử lý kênh A Hy TV vì bôi nhọ hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số

Trong công văn này, đại diện Ủy ban Dân tộc nêu, thời gian qua nhận được một số phản ánh từ cộng đồng người dân tộc thiểu số về việc một số cá nhân, tổ chức sản xuất đăng tải các tiểu phẩm trên các trang mạng xã hội có nội dung, hình ảnh không phù hợp với truyền thống văn hóa, bôi nhọ hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số, gây bức xúc trong cộng đồng các dân tốc thiểu số, đi ngược với nội dung Khoản 2 Điều 5 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và gúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”. 

Ủy ban dân tộc cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những tiểu phẩm như trên được chia sẻ rộng rãi trên không gian mạng tạo ra sự hiểu lầm về văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, một số tiểu phẩm còn sử dụng nhiều hình ảnh, lời thoại và thông tin tục tĩu ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm và bóp méo truyền thống văn hóa tốt đẹp của một số nhóm dân tộc thiểu số, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các nhóm dân tộc.

Điển hình trong số này là kênh Youtube A Hy TV với hơn 721 nghìn lượt theo dõi, có một số video vi phạm những nội dung nêu trên. Ủy ban Dân tộc liệt kê 9 video trên kênh A Hy TV có nội dung bôi nhọ cộng đồng dân tộc thiểu số chẳng hạn: Đi ngắm hoa dã quỳ bắt gái bàn về làm vợ và cái kết có 102, Tộc bán đào tết lừa Kinh, Anh thô lỗ gặp chị vô duyên, Chuyện tình anh Tộc và cô hàng xóm xinh đẹp. “Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới chủ trương, chính sách dân tộc của nhà nước ta trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biện chủng tộc trước Liên hợp quốc”, công văn khẳng định.

Căn cứ vào nội dung các điều khoản cụ thể về Luật An ninh mạng 2018, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc, Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông (Cục Phát thành Truyền hình và Thông tin điện tử) cho kiểm tra và có hình thức xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Cuối ngày 21/4, toàn bộ các video trước đăng tải trên kênh này bị gỡ bỏ, bao gồm cả video xin lỗi của A Hy-chủ nhân của kênh Youtube này. Hiện nay, kênh A Hy TV với hơn 723 nghìn lượt người theo dõi chỉ có một video đăng tải ngày 21/4 với nội dung “A Hy giúp đỡ cô gái người xuôi xinh đẹp đi lạc trong rừng-Xem không sướng không phải hài A Hy TV” với nội dung theo hướng nghiêm túc, quảng bá các loại thuốc lá, thuốc gia truyền của người dân tộc.

M.C

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.