Tiếp tục các giải pháp theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thành phố về phòng, chống dịch Covid-19

Chia sẻ

Chiều 24/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố đã tổ chức họp trực tuyến với các quận, huyện, xã, phường về tình hình và công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội.

Đồng chí Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý kết luận tại cuộc họp.Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý kết luận tại cuộc họp. (Ảnh: P.V) 

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, dù từ ngày 16/4 đến nay, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc mới, thời điểm này số ca mắc tại Hà Nội vẫn dừng ở con số 112 ca. Tuy nhiên lại có thêm một trường hợp bệnh nhân ra viện nhưng xét nghiệm dương tính. Đó là bệnh nhân số 137, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, ngày 22/4, bệnh nhân được ra viện sau 4 lần xét nghiệm âm tính, nhưng đến chiều 23/4, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Ngay khi nhận được thông tin này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra những người liên quan đến ngày 24/4, đã có kết quả âm tính của người lái xe taxi đã chở bệnh nhân về quê (trường hợp F1). Hiện, bệnh nhân này đã quay trở lại bệnh viện để điều trị.

Theo Sở Giao thông Vận tải, 2 ngày vừa qua, sau khi có chỉ đạo của thành phố cho phép các phương tiện giao thông công cộng hoạt động trở lại từ 20-30% công suất, cơ bản các phương tiện hoạt động theo đúng quy định. Sở Giao thông Vận tải kiến nghị BCĐ cho phép các phương tiện đi qua (không dừng lại) đoạn Quốc lộ 1 và Pháp Vân - Cầu Giẽ trên địa bàn 2 huyện có ổ dịch Mê Linh và Thường Tín.

Đối với việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương bình và Xã hội Nguyễn Hồng Dân đề nghị UBND thành phố bố trí nguồn ngân sách để các ngành, địa phương có thể tiến hành hỗ trợ cho nhóm đối tượng người có công và bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng trước ngày 30/4.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ nhận định: Tình hình dịch bệnh tại Hà Nội cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, hiện nay, Hà Nội thuộc địa phương "có nguy cơ", riêng 2 huyện Mê Linh, Thường Tín được xác định là huyện "nguy cơ cao". Trên địa bàn, thời gian qua xuất hiện ca bệnh không có triệu chứng, hoặc ca bệnh qua 14 ngày mới phát hiện, do vậy, dịch bệnh vẫn còn khả năng lây lan.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý đề nghị các đơn vị thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dựa vào thực tiễn của Hà Nội thực hiện 2 mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng, chống dịch, đồng thời, khởi động, phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô. Đối với 2 huyện Mê Linh và Thường Tín là địa bàn có nguy cơ cao, cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 05 của UBND thành phố và Văn bản 2601 của Văn phòng Chính phủ…

Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý nhấn mạnh, các Sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn thực hiện giải pháp theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 164. Trong đó, xử lý ổ dịch, tăng cường phát hiện, xét nghiệm, cách ly và dập dịch. Tuyên truyền nhân dân rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, giãn khoảng cách tại nơi công cộng; không ra ngoài khi không cần thiết; người có biểu hiện sốt, ho, khó thở không nên đến công sở, trường học, nơi công cộng và liên hệ cơ sở y tế để được hướng dẫn khám, chữa bệnh… Dừng tổ chức các sự kiện văn hóa ở nơi công cộng, các sự kiện tôn giáo. Tạo điều kiện lưu thông hàng hóa nhưng phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Liên quan đến một số ngành như: du lịch, vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, các cơ sở kinh doanh quán bar, karaoke, Internet, mát xa… Phó Chủ tịch TP đề nghị tiếp tục dừng hoạt động. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức làm việc trực tuyến. Đối với công tác vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải; các phương tiện giao thông công cộng thực hiện theo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố ngày 22/4. Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc phòng, chống dịch tại các cơ sở trên địa bàn…

Bên cạnh đó, giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên ngành hướng dẫn cụ thể công tác phòng, chống dịch đối với mỗi loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ, trường học. Các Bệnh viện thực hiện giải pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế: đảm bảo an toàn cho đội ngũ y cán bộ bác sỹ; mỗi người nhà chỉ có 1 người nhà chăm sóc… Sở Y tế rà soát, tính toán các phương án, kịch bản dịch bệnh trong tình hình mới; mua sắm trang thiết bị để sẵn sàng khi dịch bệnh xảy ra. Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án khi học sinh đi học trở lại; tổ chức kỳ thi THPT cũng như tuyển sinh đầu cấp…

Đối với đề xuất của Sở Giao thông Vận tải về các tuyến đường liên tỉnh đi qua 2 huyện Mê Linh và Thường Tín, Phó Chủ tịch đồng ý để các phương tiện đi qua nhưng phải kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ đúng các quy định… Phó Chủ tịch cũng đồng ý với kiến nghị của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và giao Sở phối hợp Sở Tài chính Hà Nội và các sở, ngành liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo quyết định, dự toán nguồn kinh phí để trình UBND thành phố quyết định hỗ trợ cho các đối tượng vào đầu tuần tới…

Quỳnh Anh/Chinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.