Tất cả vì tiền tuyến để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Chia sẻ

Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất non sông vào những ngày tháng 4 lịch sử năm 1975 nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Suốt 16 năm (từ năm 1959 -1975), miền Bắc cùng lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng xã hội chủ nghĩa và không ngừng chi viện sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt.

Hàng chục vạn người con của Thủ đô đã tình nguyện lên đường chi viện cho chiến trường miền NamHàng chục vạn người con của Thủ đô đã tình nguyện lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam (Ảnh: TTXVN)

Bất khuất tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

Không chỉ huy động một lượng lớn của cải, vật chất, hậu phương lớn mà miền Bắc còn động viên một nguồn nhân lực lớn phục vụ cuộc kháng chiến. Giữa những năm 60, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, từ Thủ đô Hà Nội, phong trào “Ba sẵn sàng” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào “Ba đảm đang” của Hội LHPN Việt Nam được phát động. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng vạn nam, nữ thanh niên có trình độ văn hóa, giác ngộ chính trị, có sức khỏe được động viên vào lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong. Dù biết ra trận sẽ có hy sinh, mất mát nhưng đối với thanh niên Thủ đô khi đó, được tham gia thanh niên xung phong góp phần đóng góp công sức nhỏ bé cho cuộc kháng chiến chống Mỹ là một lý tưởng sống. Nhiều thanh niên, học sinh miền Bắc đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ bằng máu để thể hiện quyết tâm và khát vọng tuổi trẻ của mình.

Bà Dương Thị Vịn - Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Hà Nội cho biết: 50% đội viên là nữ, có người khai tăng thêm tuổi, mặc thêm quần áo cho đủ cân, có người giấu bố mẹ đi cắt hộ khẩu làm việc đã rồi, có người gác lại ước mơ cháy bỏng được tiếp tục đèn sách học hành, có ông bố bà mẹ tuổi đã cao chỉ có một người con để cậy trông lúc tuổi già, nhiều người lần đầu tiên xa nhà, xa Thủ đô, chưa hề biết đến đạn bom và chiến tranh, nhưng trước khí thế sục sôi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước khí thế của phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng” và phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” đã tình nguyện cho con được gia nhập đội thanh niên xung phong để được ra tiền tuyến chống Mỹ cứu nước. Tiêu biểu là chị Hoàng Thị Kim Vinh nhà ở 39 Hàng Chiếu khu Hoàn Kiếm có chồng vào Nam chiến đấu, chị đã gửi con nhỏ mới hơn 2 tuổi cho mẹ già để được nhập ngũ, hai chị em gái Nguyễn Thị Minh Hải, Nguyễn Thị Minh Hoạt nhà ở phố Bạch Mai; hai anh em trai Nghiêm Xuân Thế, Nghiêm Xuân Hoà Việt kiều mới về nước nhà ở phố Hoà Mã khu Hai Bà Trưng cũng sẵn sàng trong đoàn quân lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nhà sư trẻ Đàm Dần chùa Nam Dư-huyện Thanh Trì đã giã từ cõi Phật cởi áo tu hành để trong bộ trang phục màu cỏ úa của TNXP cùng các bạn hồ, khởi ra trận.

“Mỗi người làm việc bằng hai” vì miền Nam ruột thịt

Từ năm 1959, phong trào cách mạng miền Nam có bước phát triển quan trọng, nhiều căn cứ hình thành đã tạo nên thế đứng mới cho lực lượng cách mạng miền Nam. Vì thế, yêu cầu về vũ khí, đạn dược của cách mạng miền Nam đang trở nên hết sức cấp thiết. Cùng với đó là việc hình thành tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại để vận chuyển vũ khí, lương thực.

PGS.TS Vũ Quang Hiển - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Đảng, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia cho biết: Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam, đưa lực lượng cùng phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đây là lúc bắt đầu thời kỳ cao điểm của cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế to lớn. Chống Mỹ cứu nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng nhất của dân tộc. Hội nghị 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức vào tháng 3 năm 1965 xác định: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn.

Với tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nhân dân miền Bắc “mỗi người làm việc bằng hai”, vừa tiếp tục đẩy mạnh sản xuất xây dựng tiềm lực và giữ vững sự ổn định hậu phương, vừa sẵn sàng chia lửa, tiếp viện. Trong đó, Thủ đô Hà Nội là nơi khởi nguồn của nhiều phong trào thi đua có sức lan tỏa rộng khắp như những lời hiệu triệu các tầng lớp nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đó là phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ “Ba đảm đang”, nông dân “Tay cày tay súng”, công nhân “Tay búa tay súng”, học sinh làm “Nghìn việc tốt chống Mỹ”; công nhân viên chức thi đua “Ngày thứ bảy năng suất cao”, “Luyện tay nghề thi thợ giỏi” với nhiều sáng kiến có giá trị được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất…

Tính trong 16 năm (từ năm 1959 - 1975), hậu phương miền Bắc đã chi viện cho các chiến trường gần 700.000 tấn vật chất, trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Đó là chưa kể đến sự hy sinh xương máu của bộ đội, dân công làm công tác vận chuyển. Trước quyết tâm, tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước nồng nàn của quân và dân ta, đế quốc Mỹ điên cuồng bắn phá, huy động bom đạn và các loại máy bay hiện đại nhất nhưng không thể lay chuyển được tinh thần và ý chí của nhân dân miền Bắc tất cả vì miền Nam ruột thịt.

HẠNH LÊ 

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.