Xác định con chung sau khi ly hôn như thế nào?

Chia sẻ

Vợ chồng tôi kết hôn mới hơn một năm thì đổ vỡ. Thời điểm ly hôn, tôi đang mang thai hai tháng nhưng không cho chồng biết. Sau khi ly hôn, vì còn hận chồng cũ nên tôi không báo việc mình có thai cho anh ta. Tôi sinh con và làm mẹ đơn thân.

Xác định con chung sau khi ly hôn như thế nào? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Năm nay, con tôi chuẩn bị vào lớp 1, vì kinh tế khó khăn tôi muốn chồng cũ nhận con và cấp dưỡng cho con ăn học. Tuy nhiên, khi tôi thông báo về đứa con thì anh ta không thừa nhận, bảo đứa bé sinh ra sau khi chúng tôi đã ly hôn. Anh chỉ thừa nhận con trong thời điểm chúng tôi còn là vợ chồng, còn sau khi ly hôn thì đó là con riêng của tôi, không liên quan gì đến anh. Tôi muốn hỏi Quý báo, việc xác định con chung sau khi ly hôn như thế nào? Con chung sinh ra sau khi ly hôn có quyền được nhận cấp dưỡng từ cha không?

Nguyenthulan209@gmail.com

Trả lời:
Vấn đề con chung trong thời kỳ tồn tại hôn nhân, hoặc khi hôn nhân chấm dứt được quy định rõ tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Cụ thể, căn cứ vào Điều 88, Luật Hôn nhân và Gia đình thì con chung được xác định là: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng; Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân; Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Việc xác định con cũng được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau: Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình (Điều 89, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Đối chiếu với các quy định trên, thời điểm bạn mang thai là khi vợ chồng vẫn còn tồn tại hôn nhân. Cùng với đó, thời điểm bạn sinh con trong thời hạn 300 ngày kể từ khi hai vợ chồng bạn ly hôn. Vì vậy, đứa con đương nhiên được xác định là con chung của bạn và chồng cũ. Bạn làm mẹ nên có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha cho con mình. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết; Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha (Điều 90 Quyền nhận cha, mẹ - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Các thủ tục xác định cha cho con căn cứ vào Luật Hộ tịch năm 2014. UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Do đó, bạn có thể ra UBND nơi mình cư trú để thực hiện đăng ký nhận cha cho con. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục xác định cha cho con theo luật định, bạn có thể yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đủ 18 tuổi. Mức độ cấp dưỡng sẽ do anh ấy thỏa thuận với bạn, hoặc nếu hai người không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện, thu nhập của người cha để quyết định mức cấp dưỡng cho con hàng tháng là bao nhiêu.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.