“Thước đo” những cống hiến nghệ thuật

Chia sẻ

Bộ VH-TT&DL vừa công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT để lấy ý kiến nhân dân, nhằm khắc phục những bất cập tồn tại lâu năm trong vấn đề này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu NSND cho nghệ sĩ Trần HạnhThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu NSND cho nghệ sĩ Trần Hạnh.

Trong các nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định, ngoài sửa đổi về cách tính thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, nội dung được dư luận quan tâm là về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu.

Dự thảo Nghị định quy định trong tổng số giải thưởng mà cá nhân được tính, phải có ít nhất 1 giải thưởng dành riêng cho cá nhân để khẳng định uy tín cá nhân của nghệ sĩ được xét danh hiệu. Đặc biệt, dự thảo quy định nội dung xem xét, xét tặng danh hiệu cho đối tượng chưa đủ tiêu chuẩn về huy chương, là những nghệ sĩ lão thành, có nhiều đóng góp trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có nhiều đóng góp cho nền văn hóa nghệ thuật tại địa phương; các nghệ sĩ là người dân tộc, các nghệ sĩ hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật truyền thống tuồng, chèo, cải lương, ít có cơ hội tham gia các liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp nhưng tích cực phát triển phong trào văn hóa, nghệ thuật tại địa phương, tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của đất nước.

Không phải bỗng dưng Bộ VH-TT&DL đưa ra vấn đề này. Còn nhớ, buổi lễ phong tặng NSND, NSƯT tại Nhà hát Lớn Hà Nội hồi tháng 9/2019 đã tràn ngập tiếng vỗ tay và cả những giọt nước mắt. Trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT hồi đó, trong số 391 nghệ sĩ được xét trao tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT, có tới hơn một nửa là hồ sơ không đáp ứng được đủ tiêu chuẩn, quy định nhưng đã được xét trao “đặc cách”.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ có một Nghị quyết riêng đề nghị phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Nó không chỉ đem lại niềm vui cho những cá nhân được xét trao tặng danh hiệu, mà còn cho thấy sự công tâm, lắng nghe và cầu thị của cơ quan chủ quản trong chấp thuận hồ sơ và trình danh sách xét trao tặng. Có thể nói, danh hiệu NSND, NSƯT là những phần thưởng hết sức cao quý cho các nghệ sĩ đã cống hiến cả đời cho nghệ thuật, cho nhân dân.

Bỏ qua những chuyện kiện cáo mang tính chất cá nhân, công bằng mà nói, các tiêu chí phong tặng, dù qua rất nhiều lần sửa chữa, vẫn còn chứa đựng những bất cập. Vì nghệ thuật thì rộng lớn vô cùng còn tài năng của nghệ sĩ không dễ gì có thể lượng hóa bằng những tấm huy chương. Sự cống hiến cho nghệ thuật, cho xã hội càng không dễ đo đếm bằng số năm, số tháng hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp… Điều đáng buồn là thiệt thòi lại chủ yếu rơi vào các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống hay nghệ thuật hàn lâm bác học.

Ở các môn nghệ thuật truyền thống, nhiều nghệ sĩ được truyền nghề và rồi hành nghề từ tấm bé, do đó không thể tính theo năm tháng tốt nghiệp hay thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị nào. Với các môn nghệ thuật hàn lâm, bác học thì không có nhiều liên hoan, hội diễn để có “những trận mưa” huy chương làm sang cho lý lịch nghệ thuật. Nếu chỉ đo đếm cống hiến của nghệ sĩ bằng những thước đo cứng nhắc ấy sẽ bỏ sót một cách oan uổng nhiều nghệ sĩ tài năng có những cống hiến thầm lặng, to lớn.

Đó là lý do mà nghệ sĩ Minh Vương, nghệ sĩ Trần Hạnh chỉ là 2 trong số những nghệ sĩ mà “nhân dân ai cũng biết” nhưng lại bị trượt NSND một cách tức tưởi, theo kết quả xét phong từ các Hội đồng trước khi có sự đặc cách. Cũng vì thế khi họ được đặc cách, dư luận đã vỡ oà không chỉ vì sự xứng đáng của các nghệ sĩ mà còn vì Chính phủ đã có những quyết định đúng đắn.

Hy vọng rằng với những sửa đổi, từ mùa phong tặng năm nay trở đi, các tiêu chí phong tặng NSND, NSƯT sẽ ngày càng sát hơn với thực tiễn, đánh giá đúng tài năng và những cống hiến đa dạng của nghệ sĩ cho nghệ thuật và xã hội.

MỸ NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.