6 cách phòng bệnh Covid-19 sai lầm bạn nên tránh

Chia sẻ

Cách phòng bệnh Covid-19 sai lầm không chỉ vô ích trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân mùa dịch bệnh mà còn có khả năng đe dọa đến tính mạng của bạn.

Bạn nên tuyệt đối tránh 6 cách tự phòng bệnh Covid-19 được lan truyền trên mạng hết sức nguy hiểm sau đây:

1. Tự ý dùng thuốc chlorquine

Thuốc chlorquine còn có tên gọi khác là chlorquine phosphate. Đây là loại thuốc điều trị bệnh sốt rét. Nó đã được thử nghiệm trên những người mắc bệnh Covid-19 nặng trong một số nghiên cứu rất nhỏ ở Trung Quốc, Pháp và một số quốc gia khác. Kết quả thử nghiệm không đủ sức thuyết phục để xem chlorquine có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh do virus corona chủng mới gây ra. Vì vậy, không nên thử uống nó ở nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thường xuyên hoặc dùng với liều cao, thuốc sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, an thần, thậm chí là hôn mê.

2. Dùng dung dịch bạc hoặc bạc keo

Dung dịch bạc hoặc bạc keo là một dạng chất lỏng chứa phân tử bạc. Bạn có thể mua nó dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc chất bổ sung.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Trên thực tế, bạc không phải là một khoáng chất thiết yếu. Nó không cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch và không có tác dụng chữa bệnh, không hề có vai trò gì trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể. Dùng dung dịch bạc để phòng chống Covid-19 là cách làm sai lầm, nếu tích tụ trong cơ thể với số lượng lớn, bạc sẽ khiến da bạn chuyển sang màu xanh hoặc xám. Tình trạng này được gọi là argyria. Nó có thể tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bạn dùng nó cho mục đích thẩm mỹ, nó cũng có thể mang đến những rủi ro khác cho sức khỏe. Dung dịch bạc cũng có khả năng khiến cơ thể kém hấp thụ một số loại thuốc và kháng sinh. Trong khi đó, nếu bạn mắc bệnh Covid-19, bạn buộc phải dùng kháng sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để chữa khỏi bệnh. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem những quảng bá dung dịch bạc có khả năng điều trị Covid-19 là lừa đảo.

3. Dùng bộ dụng cụ dioxide clo

Trên các trang mạng xã hội, phương pháp này được quảng cáo là “dung dịch khoáng kỳ diệu” hoặc “bổ sung khoáng chất thần kỳ” (MMS). Chúng được tạo ra bằng cách trộn dung dịch natri clorid với một loại axit như nước chanh. Người bán cho rằng nó có khả năng phòng ngừa và điều trị Covid-19. Trên thực tế, FDA đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ về tính an toàn của sản phẩm này vào năm 2019.

4. Xịt clo hoặc chất lỏng có cồn lên cơ thể

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), clo rất hữu ích trong việc khử trùng bề mặt các đồ vật trong nhà để phòng ngừa virus corona lây lan. Tuy nhiên, việc phun loại hóa chất này lên cơ thể sẽ không thể tiêu diệt SARS-CoV-2. Ngược lại, điều này còn có thể gây hại đến sức khỏe của bạn khi nó thẩm thấu qua da.

Cùng với đó, rượu hoặc các loại chất lỏng có cồn khác cũng không thích hợp để xịt lên người với mục đích phòng ngừa virus corona. Cồn chỉ phát huy tốt vai trò sát khuẩn dưới dạng nước rửa tay nếu bạn không có sẵn xà phòng và nước. Việc thường xuyên rửa tay dưới vòi nước với xà phòng sát khuẩn hoặc nước rửa tay là cách làm hiệu quả để ngăn ngừa bệnh Covid-19.

5. Phương pháp điều trị bệnh Covid-19 bằng tia UV

Trong một số thử nghiệm, bức xạ tia cực tím (UV) ở liều cao đã được sử dụng để tiêu diệt virus. Song, điều đó không có nghĩa là bạn nên sử dụng nó trên cơ thể của mình.

Một số người cho rằng bạn có thể tái sử dụng khẩu trang N95 sau khi chúng đã đươc khử trùng bằng tia cực tím. Điều này không đúng với lý giải khoa học. Để tiêu diệt virus corona chủng mới, bạn cần phải sử dụng tia cực tím ở mức độ cực kỳ cao. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì có thể làm hỏng da, thậm chí khiến bạn bị ung thư da khi tiếp xúc trong quá trình khử trùng khẩu trang. Hơn nữa, theo WHO, nắng hoặc thời tiết ấm áp không làm giảm khả năng lây nhiễm.

6. Lạm dụng vitamin D

Theo các nhà khoa học, vitamin D có vai trò kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể người. Từ đó, nó có khả năng mang lại một số lợi ích cho người mắc bệnh viêm phổi, nhiễm trường đường hô hấp hoặc viêm đường hô hấp cấp.

Tuy nhiên, lợi ích này chỉ thể hiện ở những người bị thiếu vitamin D được bổ sung hằng ngày. Lạm dụng vitamin D không chỉ vô ích trong việc phòng ngừa bệnh Covid-19 mà còn gây hại cho sức khỏe tổng thể của bạn. Về bản chất, vitamin D không hòa tan trong nước mà chỉ tan trong chất béo. Điều đó có nghĩa là nó không được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu mà được lưu trữ trong các mô mỡ. Trong khi đó, vitamin D tham gia vào quá trình điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Quá liều vitamin D sẽ khiến bạn bị canxi máu cao gây sỏi thận, táo bón, thậm chí là mê sảng.

NHẬT ANH (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.