Hà Nội đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng không thể chủ quan

Chia sẻ

Chiều nay (ngày 4/5), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội tổ chức phiên họp trực tuyến dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phiên họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 TP Hà Nội chiều ngày 4-5Phiên họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 TP Hà Nội chiều ngày 4-5

28/30 quận, huyện, thị xã thuộc nhóm "nguy cơ thấp

Phát biểu tại phiên họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch Covid-19, đến nay ghi nhận 271 trường hợp mắc, chưa có tử vong và đã qua 18 ngày không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng. 

Hà Nội cũng đang kiểm soát tốt dịch, 19 ngày qua chưa ghi nhận ca mắc mới, số ca mắc vẫn dừng ở 112 ca. Hiện có 28/30 quận, huyện, thị xã ở mức "nguy cơ thấp" vì không còn ổ dịch hoạt động. Hiện chỉ còn 2 huyện là Mê Linh và Thường Tín ở mức "có nguy cơ" vì còn ổ dịch chưa qua 28 ngày. Đến thời điểm này, trên địa bàn TP chỉ còn 13 người đang cách ly tập trung, 99 người đang cách ly, theo dõi tại cộng đồng, 9 người thuộc diện F1.

Mặc dù, Hà Nội đang kiểm soát tốt tình hình dịch nhưng đại diện lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội nhận định, thời gian tới sẽ có các chuyến bay đưa người Việt Nam về nước nên có thể có các ca bệnh xâm nhập,  các địa phương và người dân vẫn không được chủ quan, lơ là, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng, dập dịch, điều trị bệnh nhân không để dịch lây lan ra cộng đồng. 

Chưa có phản ảnh chi trả sai đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết số 42

Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định số 1757 của UBND TP, theo Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn, toàn TP đã thực hiện chi trả cho 414.922 đối tượng thuộc diện người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo với tổng kinh phí là 505.607 tỷ đồng. Ngày 27/4, ngay khi TP ban hành Quyết định chi trả hỗ trợ cho các nhóm đối tượng trên, các quận, huyện có nguồn lực đã bố trí giải ngân ngay; có nơi do vướng mắc nguồn lực đã vay vốn để chi trả ngay cho người dân liên tục từ 27/4 đến hết 3/5. Đến nay, các đơn vị sơ bộ đã chi trả 271.479 người, đạt 65,4%. Trong quá trình triển khai, nhiều quận, huyện đã rất tích cực bố trí nguồn lực đảm bảo chi trả kịp thời. 5 quận, huyện chi trả đạt trên 95% là các quận Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Thanh Trì, Hoài Đức và Mê Linh. Sau khi các quận, huyện kết thúc chi trả, Sở sẽ thành lập các đoàn kiểm tra công tác trên. “Bước đầu Sở LĐ-TB&XH chưa nhận được thông tin nào phản ánh về việc chi trả sai, không đúng đối tượng hay gây phiền hà, khó dễ cho người dân”, bà Nguyễn Thanh Nhàn nói.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo tại phiên họpChủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo tại phiên họp

Giảm họp để chăm lo đời sống, phục hồi sản xuất

Phát biểu kết luận phiên họp, sau khi điểm lại tình hình dịch bệnh Covid -19 trên thế giới với số ca nhiễm đã vượt qua con số 3,5 triệu người; số người chết trên 250.000 người, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nêu rõ: “Dịch bệnh mang lại thách thức chưa từng có về mọi mặt với nhiều quốc gia; từ những câu hỏi mang tính chất nhân đạo cho đến kiểm điểm chính sách, cấu trúc xã hội kinh tế”. Đồng thời, Chủ tịch UBND TP phân tích một số nội dung quan trọng như: trong khi số ca nhiễm, tử vong vẫn đang tăng, một số nước đang dần nới lỏng lệnh đóng cửa bằng cách mở dần các cửa hàng, nơi công công; đỉnh dịch thứ 2 xuất hiện ở một số nước mở cửa sớm. Số ca nhiễm tăng vọt cho thấy thời gian đóng cửa lâu sẽ hạ đỉnh dịch thứ 2 xuống thấp. Chủ tịch UBND TP dẫn chứng: “Điển hình là Singapore đã làm tốt trong giai đoạn 1, đỉnh dịch xuống thấp, giai đoạn 2 nới lỏng đã bùng phát”.

Ở Việt Nam đã có 151 ca nhiễm Covid -19 được chữa khỏi nhưng có 14 ca dương tính trở lại (có ca sau 18 ngày). “Tôi đã hỏi các chuyên gia của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tại một số nước châu Âu, bệnh này nhiễm vào phổi nên rất có thể virus này nằm ẩn nấp trong phổi. Khi điều trị xong bùng phát lại và lên mũi, họng. Việc này Bộ Y tế đã giải thích. Ở Hà Nội tất cả các trường hợp đã khỏi sau khi nhiễm bệnh về địa bàn tiếp tục phải cách ly tại nhà 30-35 ngày và lấy mẫu xét nghiệm thường xuyên”, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh và dẫn chứng ngay ca bệnh nhân người Anh vừa qua có thời gian dương tính trở lại sau gần 1 tháng…

Về các nhiệm vụ cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến người dân phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để trở thành thói quen tại gia đình, nới làm việc; giữ khoảng cách an toàn nơi công cộng và không tụ tập đông người khi không cần thiết… Ngoài dịch Covid-19, các quận huyện chuẩn bị công tác phòng ngừa và phun phòng dịch sốt xuất huyết; tuyên truyền để người dân không đựng, chứa nước tù trong nhà để phát sinh mầm bệnh sốt xuất huyết... "Phấn đấu không để dịch chồng dịch", Chủ tịch UBND TP yêu cầu.

Nhắc nhở các đơn vị tiếp tục cảnh giác cao độ, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh Covid-19; phải phát hiện nhanh tất cả các trường hợp bất thường như ho, sốt, đau họng, cách ly và xét nghiệm kịp thời… Chủ tịch UBND TP lưu ý: "Tất cả các trường hợp này không cần chờ đợi mà tiến hành cách ly ngay. Tuy nhiên, như phản ứng với trường hợp công nhân bị sốt xuất huyết tại huyện Gia Lâm, huyện tuyên bố cách ly 600 người dân. Việc này đề nghị huyện phải báo cáo Ban Chỉ đạo TP trước khi quyết định".

Với các trường hợp bất thường cần đưa vào 5 Bệnh viện của TP, thực hiện xét nghiệm, nếu kết quả âm tính, cho cách ly tại nhà; kết quả dương tính chuyển đến bệnh viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bởi: "Phân loại, truy xuất nguồn lây là việc làm rất quan trọng. Bất luận trường hợp nào, đều phải làm rõ nguồn gốc lây nhiễm để kịp thời xác định F0, F1, F2. Công tác chuẩn bị vật tư y tế là công tác lâu dài cho đến khi thế giới hết dịch và có vacxin”.

Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các quận, huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra tất cả các cửa hàng không thiết yếu phải mở cửa sau 9h, xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào nhất là cửa hàng bán hoa, sửa chữa xe máy, điện tử điện lạnh, ba lo túi xách, khung tranh ảnh, lò rèn, hàng ăn… “Thời gian này Ban chỉ đạo phòng dịch bệnh Covid -19 sẽ chỉ họp 3-4 ngày một lần để tập trung chăm lo cho sản xuất, đời sống…”, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

VIỆT BÁCH

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).