NSND Công Lý được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội

Chia sẻ

Ngày 7/5, NSND Công Lý đã chính thức nhận quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội trao quyết định cho các Phó Giám đốc mới của Nhà hát.Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội trao quyết định cho các Phó Giám đốc mới của Nhà hát.

Giám đốc sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động đã đến dự và trao quyết định cho NSND Công Lý. NSND Công Lý sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ này trong nhiệm kỳ năm năm, kể từ ngày 1-4-2020.

Được biết, NSND Công Lý đã nhận quyết định này từ cuối tháng 3, nhưng do tuân thủ Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội cho nên ngày 7-5 mới trao chính thức. Ngoài ra, cũng trong ngày 7-5, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động còn công bố bổ nhiệm một Phó Giám đốc khác của Nhà hát là bà Trần Thị Hồng Nhạn.

NSND Công Lý phát biểu tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm.NSND Công Lý phát biểu tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm.

NSND Công Lý tên đầy đủ là Nguyễn Công Lý, sinh năm 1973, công tác tại Đoàn 2 - Nhà hát Kịch Hà Nội từ năm 1993. Ngoài các vở kịch của Nhà hát mà anh đã tham gia như Ông không phải là bố tôi, Vùng lạnh, Điệp khúc Vi-rút, Tiếng đàn Vùng Mê Thảo, Tình sử ngàn năm, Mảnh đất lắm người nhiều ma…, NSND Công Lý còn tham gia nhiều bộ phim truyền hình được yêu thích trong cả vai trò diễn viên và Phó đạo diễn như Khi đàn ông góa vợ bật khóc, Sống chung với mẹ chồng, Tình khúc bạch dương, Những cô gái trong thành phố, Hoa hồng trên ngực trái, Chuyện ngang qua phố cũ … Anh còn giữ vai Bắc Đẩu trong chương trình Gặp nhau cuối năm nhiều năm qua, được đông đảo khán giả yêu thích.

Anh từng được trao nhiều giải thưởng của Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giải Cánh diều vàng, HCV Sân khấu kịch toàn quốc… Năm 2011, nghệ sĩ Công Lý được trao danh hiệu NSƯT. Năm 2019, anh được phong danh hiệu NSND.

TUYẾT LOAN. ẢNH: THÀNH ĐẠT/ND

Theo https://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/44379302-nsnd-cong-ly-duoc-bo-nhiem-lam-pho-giam-doc-nha-hat-kich-ha-noi.html

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.