Kiểm tra công tác tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chia sẻ

Chiều 12/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) và dự sơ duyệt Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng”.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: VGPBí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: VGP)

Cùng đi kiểm tra công tác tổ chức có Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng; Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; đại diện các Bộ, ban, ngành và các đơn vị tham gia công tác tổ chức lễ kỷ niệm.

Tại buổi kiểm tra, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ lưu ý, lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, tầm vóc quốc gia, 10 năm mới được tổ chức một lần, là tình cảm của nhân dân Thủ đô và cả nước dành cho Người.

Do đó, những cán bộ, văn nghệ sĩ tham gia tổ chức chính là thay mặt nhân dân thể hiện tình cảm với Bác, nên phải cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, làm sao để lễ kỷ niệm, trước hết là chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, để lại trong lòng người xem những tình cảm xúc động, có điểm nhấn ấn tượng khó quên.

Trao đổi, thảo luận về nội dung, hình thức chương trình đại diện các cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội cho rằng, chủ đề chương trình là phù hợp. Các đại biểu đề nghị nội dung, hình thức cụ thể cần được tiếp tục chăm chút kỹ lưỡng để bảo đảm tính chính trị, nghệ thuật.

Góp ý cụ thể cho nhiều nội dung, hình thức của chương trình nghệ thuật, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại bởi những điều rất giản dị, nên chương trình nghệ thuật phải tránh sa đà vào hô khẩu hiệu, công trình tượng đài to tát, mà cần tập trung khai thác những hình ảnh, câu chuyện gần gũi của Bác với nhân dân.

Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu từ 9h, ngày 18/5 (thứ Hai) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Số 1, Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Trước đó, từ 7h30, ngày 18/5, Đoàn đại biểu Trung ương viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn, quận Ba Đình).

Sơ duyệt Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng”. Ảnh: VGPSơ duyệt Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng”. Ảnh: VGP

* Thành ủy Hà Nội đã ban hành Đề án số 31-ĐA/TU ngày 8/5/2020 về tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) trong đó xác định mục tiêu tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, an toàn, có tính giáo dục cao. Trong đó, chương trình nghệ thuật đặc biệt được mang tên “Người là niềm tin tất thắng” sẽ mở đầu lễ kỷ niệm với thời lượng 30 phút.

Lễ kỷ niệm có tổng số đại biểu mời dự là 2.000 đại biểu, bao gồm: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội; đại diện lãnh đạo các ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và TP. Hà Nội...

Đề án của Thành ủy Hà Nội nhằm tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công lao trời biển và cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn vô hạn đối với Người; góp phần khắc sâu và thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Dự kiến, sáng 17/5, Ban Tổ chức sẽ tổng duyệt chương trình lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

HÒA AN/Chinhphu.vn

Theo http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Kiem-tra-cong-tac-to-chuc-Le-ky-niem-130-nam-Ngay-sinh-Chu-tich-Ho-Chi-Minh/395413.vgp

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).