Câu chuyện về cành hoa phong lan Bác tặng

Chia sẻ

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ lần đầu tiên được gặp Bác Hồ và được Bác tặng hoa phong lan, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê vẫn không thể nào quên được khoảnh khắc ấy. Bà vẫn nhớ như in từng lời nói của Bác: “Hoa lan của Bác đẹp, nhưng chiến công của các cháu còn đẹp hơn”.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê đứng trước bức ảnh được Bác Hồ tặng hoa phong lanAnh hùng LLVTND Trương Thị Khuê đứng trước bức ảnh được Bác Hồ tặng hoa phong lan. 

Ba đóa hoa ngát hương nơi tuyến lửa

Đến với triển lãm “Luôn có Bác trong tim” tại Bảo tàng lịch sử Quân sự, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lại một lần nữa kể câu chuyện về Bác Hồ, người đã dạy bà những bài học quý giá về tình yêu thương, đức tính giản dị, tiết kiệm và tinh thần luôn cố gắng học tập phấn đấu. Nữ anh hùng tâm sự, cả ba lần gặp Bác là ba lần khắc cốt ghi tâm, dù từ bấy đến giờ, hơn 50 năm nhưng lại như vừa mới hôm qua. 

Bà Trương Thị Khuê xúc động kể lại, bà được gặp Bác Hồ lần đầu tiên vào ngày 11/9/1968, khi đó bà mới 24 tuổi. Ngày hôm ấy bà cùng hai nữ dân quân là Trần Thị Bưởi và Nguyễn Thị Xuân vừa tham dự Đại hội thanh niên, sinh viên thế giới tại Sofia (Bulgaria) về đến Hà Nội thì được cán bộ Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng báo tin sẽ được vào thăm Bác Hồ.

“Chúng tôi rất bất ngờ, hồi hộp. Khi xe ô tô đưa chúng tôi đến Phủ Chủ tịch, nhìn thấy Bác đội mũ vải xanh công nhân bạc màu, mặc bộ quần áo bà ba giản dị, chân đi dép cao su, bao nhiêu lo lắng chợt tan biến. Bác giản dị quá, gần gũi quá, khiến chúng tôi có cảm giác thân thiết lạ thường”, bà Khuê kể lại. Theo dòng ký ức của bà, khi ấy, Bác ân cần hỏi về thành tích của từng người, nghe đồng chí Trương Vũ Kỳ kể xong, Bác khen: “Các cháu giỏi lắm”. Lời khen của Bác rất ngắn gọn nhưng ai cũng xúc động nghẹn ngào.
Biết chiến trường Vĩnh Linh trong cuộc kháng chiến gặp nhiều đau thương mất mát, Bác hỏi thăm từng li từng tí. Vĩnh Linh có bị máy bay B52 đánh nhiều không?  Địch đánh như thế bà con ta ăn ở ra sao? Thế ăn ở dưới hầm như vậy sức khỏe bà con có bảo đảm không?...

Từng câu hỏi quan tâm của Bác và những trăn trở trên nét mặt hiền từ đã khắc sâu trong tâm trí người nữ dân quân Trương Thị Khuê. Hỏi thăm tình hình Vĩnh Linh xong, Bác lại quay sang hỏi nữ dân quân Nguyễn Thị Xuân về tình hình Quảng Bình rồi dặn dò và gửi lời hỏi thăm đến quân, dân. Sau đó, Bác bảo ba nữ dân quân cùng Bác ra sân chụp ảnh. Đến sân Bác bảo: “Nghe nói dân quân Quảng Bình, Vĩnh Linh hát hay lắm, các cháu hát cho Bác nghe ba bài nhé”. Bà Trương Thị Khuê đã mạn dạn hò điệu hò mái nhì do đội văn nghệ xã Vĩnh Thủy sáng tác.

Cũng hôm ấy, sau khi chụp ảnh xong, Bác dẫn các cô dân quân đến trước nhà, bên cây phong lan nở những chùm hoa trắng đẹp và thơm ngát. Bà Trương Thị Khuê nhìn thấy cây phong lan liền thốt lên: “Ôi hoa phong lan của Bác đẹp quá!”. Bác ngắt ba chùm hoa tặng cho ba nữ dân quân rồi nói: “Hoa phong lan của Bác đẹp, nhưng thành tích các cháu còn đẹp hơn hoa của Bác. Các cháu giữ và phát huy thành tích để tươi mãi như hoa”.

Bác chỉ một lời khen tặng giản dị mà sâu sắc, cho đến bây giờ, người nữ dân quân anh hùng năm đó vẫn nhớ mãi, để mỗi năm, cứ đến dịp sinh nhật Bác là bà lại có cơ hội được kể lại như một lời khắc cốt ghi tâm.

Bài học về bữa cơm và ba quả cà

Mấy hôm sau, vào ngày 16/9/1968, một tin vui bất ngờ lại đến với ba nữ dân quân, đó là được Bác Hồ cho gọi vào ăn cơm cùng Người. Bà Khuê kể: “Tưởng rằng được ăn với Chủ tịch nước là phải thịnh soạn lắm, nhưng khi nhìn thấy trên mâm cơm chỉ có một đĩa thịt gà luộc, một đĩa rau muống, một đĩa cà muối, một bát khoai sọ, chúng tôi đều nghẹn lòng. Một vị Chủ tịch nước mà lại ăn bữa cơm giản dị đến thế này sao?.

Khi ngồi ăn cơm, Bác nói: “Bây giờ cháu nào nhỏ nhất bác cho cái đầu, cháu nào lớn nhất cho cái đuôi, cháu nào giữa thì cái cánh”. Bác tự tay đơm cơm cho từng người, chúng tôi cảm động không ăn được, chỉ nhìn nhau nước mắt rơm rớm. Tôi mồ côi từ nhỏ, không được học hành, không được ai chăm sóc, chưa từng được ai nấu cho ăn, chưa từng được đơm cơm, cử chỉ của Bác vừa giống như một ông tiên, lại vừa giống như người thân đang chăm sóc mình. Chúng tôi nghẹn ngào cố gắng ăn hết bát cơm Bác vừa xới. Ăn xong, chúng tôi đứng dậy thu bát đĩa, Bác lại nói: “Cháu Khuê ăn ba cái quả cà đi”.

Ba quả cà thì đáng bao nhiêu tiền? nhưng tôi nghe lời Bác, ăn mà thấm đến tận bây giờ về bài học tiết kiệm mà Bác đã dạy. Suốt hơn bốn mươi năm hoạt động từ cơ sở đến Trung ương, tôi không bao giờ vì có chức quyền mà sống lãng phí, bởi bài học về ba quả cà trong bữa cơm với Bác hôm ấy”. 

“Các cháu về phải học tập”

Bốn ngày sau, tối 20/9/1968, ba nữ dân quân được Bác mời vào xem văn công. Đến Phủ Chủ tịch đã thấy đông đủ các đồng chí trong Bộ Chính trị. Bác Hồ gọi ba cô gái Quảng Bình, Vĩnh Linh lại ngồi gần rồi Bác giới thiệu với mọi người tên tuổi, quê quán, thành tích chiến đấu ba chị em rất đầy đủ, chính xác. Trước lúc ra về Bác dặn: “Các cháu phải về học tập, không học không làm được đâu. Học trường, học lớp, học đơn vị, học thực tế, cố gắng học tập”.

Sau này, nhớ mãi lời dặn của Bác, phải học, học không chỉ ở trường, ở lớp mà phải học trong đường đời, học trong thực tế, học những người đi trước, bà Trương Thị Khuê đã cố gắng học văn hóa cấp 3, học cao cấp chính trị, học lớp quản lý kinh tế, học ở Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1972, bà  làm Phó ban Tổ chức Khu ủy Vĩnh Linh, sau đó là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Bến Hải (huyện cũ của Quảng Trị). Năm 1997, bà được tín nhiệm bầu là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà là đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX.

Lần cuối cùng bà Trương Thị Khuê “gặp” Bác là khi Bác mất. “Ngày 2/9/1969, tôi được lệnh mùng 3 phải có mặt ở Hà Nội. Tôi đi mà không biết có việc gì. Ra đến nơi tôi mới biết rằng Bác mất. Tôi được phân công túc trực 15 phút bên linh cữu của Bác cùng với ba nữ anh hùng khác là Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Thị Tuyển. Chúng tôi phải làm tư tưởng dữ lắm, rằng không được ngất, không được khóc. Sau 15 phút đó, chị Ngô Thị Tuyển bị ngất đưa đi cấp cứu, còn chúng tôi thì khóc sướt mướt. Những kỷ niệm, hình ảnh của Bác cứ thế ùa về. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa một phút quên đi những điều thiêng liêng đó”, anh hùng Trương Thị Khuê vừa ngắm bức ảnh Bác Hồ tặng hoa phong lan vừa rưng rưng nước mắt. 

Lần cuối cùng bà Trương Thị Khuê “gặp” Bác là khi Bác mất. “Ngày 2/9/1969, tôi được lệnh mùng 3 phải có mặt ở Hà Nội. Tôi đi mà không biết có việc gì. Ra đến nơi tôi mới biết rằng Bác mất. Tôi được phân công túc trực 15 phút bên linh cữu của Bác cùng với ba nữ anh hùng khác là Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Thị Tuyển. Chúng tôi phải làm tư tưởng dữ lắm, rằng không được ngất, không được khóc. Sau 15 phút đó, chị Ngô Thị Tuyển bị ngất đưa đi cấp cứu, còn chúng tôi thì khóc sướt mướt. Những kỷ niệm, hình ảnh của Bác cứ thế ùa về. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa một phút quên đi những điều thiêng liêng đó”, anh hùng Trương Thị Khuê vừa ngắm bức ảnh Bác Hồ tặng hoa phong lan vừa rưng rưng nước mắt.

Theo laodongthudo.vn

Theo http://laodongthudo.vn/cau-chuyen-ve-canh-hoa-phong-lan-bac-tang-108490.html

Tin cùng chuyên mục

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.
Đánh giá, nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

Đánh giá, nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

(PNTĐ) - Ngày 17/4/2024, Hội LHPN quận Ba Đình đã tổ chức tọa đàm “Kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện hiệu quả Chương trình, Đề án, Cuộc vận động mà Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra”. Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm có bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội.