Trưng bày hơn 130 ảnh tư liệu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam

Chia sẻ

Tại Nhà trưng bày Triển lãm – Trung tâm thông tin, triển lãm và điện ảnh thành phố Hải Phòng (Sở Văn hóa - Thể thao Hải Phòng) vừa diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu với chuyên đề "Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình".

Khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu với chuyên đề Khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu với chuyên đề "Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình tại Hải Phòng. (Ảnh: Báo Hải Phòng.)

Triển lãm giới thiệu hơn 130 ảnh tư liệu, bản trích, thống kê về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam, hậu quả của bạo lực gia đình và các biện pháp tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu các hình ảnh đẹp về gia đình hạnh phúc; ảnh đẹp về phụ nữ, trẻ em. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTG ngày về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố; Uỷ ban nhân dân các quận, huyện quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện một số nhiệm vụ: Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Xây dựng và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình đảm bảo tính răn đe, giáo dục để phòng ngừa nguy cơ tái diễn và hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội đối với các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình; đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến các hội viên. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào 5 nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Đồng thời, yêu cầu chỉ đạo chính quyền các cấp triển khai kịp thời và có giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả các điểm nóng về bạo lực gia đình ở địa phương. Bố trí cán bộ làm công tác gia đình và đội ngũ cộng tác viên về dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở; quy định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.

Tiếp tục nhân rộng và duy trì các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình hoặc các mô hình khác về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình có đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

LAN ANH

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.