Hà Nội chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết

Chia sẻ

Ngày 26/5, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Nội thông tin về công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn năm 2020.

Đồng chí Phạm Thanh Học- Phó trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà NộiĐồng chí Phạm Thanh Học- Phó Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí ngày 26/5. 

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội nhận định, tình hình thời tiết thủy văn năm 2020 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp khó lường; đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Dông lốc, nắng nóng gay gắt, bão mạnh… Đặc biệt, có thể xảy ra mưa lớn tập trung với cường độ mạnh trong thời gian ngắn, gây ngập úng cục bộ tại các đô thị, vùng trũng thấp, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống người dân.

Mùa mưa bão năm 2020 có khả năng hoạt động muộn hơn. Nắng nóng chủ yếu tập trung từ nửa cuối tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối phổ biến ở mức 39 - 41 độ C. Cụ thể, theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, mùa bão năm 2020 có khả năng hoạt động muộn hơn, số lượng bao và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông có khả năng ở mức 12 - 13 cơn bão.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Ngọc Sơn đã thông tin về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2020Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Ngọc Sơn thông tin về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2020.

Trong năm 2020 sẽ có khoảng 8-10 đợt nắng nóng. Nắng nóng chủ yếu tập trung từ nửa cuối tháng 5 đến tháng 7, toàn mùa có 1 - 2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Mùa lũ năm 2020 có khả năng xuất hiện phù hợp với quy luật nhiều năm. Trong toàn mùa sẽ xuất hiện 3 - 5 đợt lũ trung bình và nhỏ. Đỉnh lũ năm các sông phổ biến thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm, cao hiện đỉnh lũ năm 2019...Nhằm chủ động đối phó, UBND TP. Hà Nội đã ban hành chỉ thị số 08/CT-UBND về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Sở NN&PTNT thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các công ty thủy lợi tiến hành kiểm tra, rà soát các hồ đập trên địa bàn; đầu tư, tu sửa những hư hỏng, sự cố nhằm bảo đảm an toàn cho các hồ chứa trong mùa lũ năm 2020; xây dựng phương án phòng, chống úng ngập ngoại thành và bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2020. Cùng với đó, Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội đã lập báo cáo hiện trạng công trình đê điều trước lũ. Trên cơ sở đó, xác định 4 trọng điểm, 12 điểm xung yếu để xây dựng các phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm, PCTT thành phố năm 2020. Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội triển khai kế hoạch khơi thông cống rãnh, nạo vét các tuyến mương, kênh dẫn, cống ngầm, cống ngang, tăng cường khả năng tiêu thoát úng; xây dựng kế hoạch tiêu cục bộ ở những điểm thường xuyên úng ngập. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường đầu tư các công trình thuộc diện quản lý hành lang chân đê, nâng cấp, gia cố mặt đê; phòng, chống việc lấn chiếm và tái lấn chiếm. Các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn. Liên quan đến khu vực bãi bồi ven sông, các đơn vị chức năng của thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát các phương án sử dụng khu vực bãi bồi theo đúng quy định, kiên quyết thu hồi báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi các diện tích sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.

Đồng chí Phạm Thanh Học- Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng đã nhanh thông tin về việc xử lý vi phạm tại dự án công trình số 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình, HN). Theo đó, việc tiến hành phá dỡ phần vi phạm dự án tòa nhà 8B Lê Trực, quận Ba Đình đều xin ý kiến các cơ quan chức năng, báo cáo UBND TP Hà Nội để thực hiện theo phương án, giải pháp đã được phê duyệt. Giai đoạn 1 xử lý vi phạm tại dự án tòa nhà 8B Lê Trực đã xử lý xong tầng 19 và phần tum. Toàn bộ diện tích tháo dỡ là 1935,8 m2 sàn và tại tầng tum 251,4m2 sàn. Đồng chí Phạm Thanh Học cũng thông tin thêm, qua báo cáo, UBND quận Ba Đình đang xử lý giai đoạn 2 là tầng 18 và tầng 17 của công trình. Lực lượng chức năng đã tiến hành công việc tháo dỡ, phá dỡ phần vi phạm, tất cả các bước làm đều công khai minh bạch. Khi đó, quận Ba Đình đều xin ý kiến các cơ quan chức năng, báo cáo UBND TP Hà Nội trong quá trình để thực hiện.

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Thanh Học nhấn mạnh trong thời gian tới, báo chí đẩy mạnh tăng cường các chuyên trang, chuyên mục thời lượng tin bài tập trung tuyên truyền về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025; công tác phòng chống dịch Covid-19 với việc phát triển kinh tế của Thủ đô trong đó quan tâm đến vấn đề xây dựng nông thôn mới ( đặc biệt là nông thôn mới Tràng An) tuyên truyền cách làm, mô hình hiệu quả.

THANH THANH

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.