Tiếng nói trẻ em được lắng nghe

Chia sẻ

Sáng ngày 28/5/ 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến, góp ý xây dựng đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 - 2025.

Trẻ em - Đối tượng yếu thế trên môi trường internet cần được bảo vệ bởi nhiều thiết chếTrẻ em - Đối tượng yếu thế trên môi trường Internet cần được bảo vệ bởi nhiều thiết chế.
Trong thế giới phẳng do Internet tạo ra như hiện nay đang tiềm ẩn những nguy cơ đối với trẻ em rất lớn trong khi các thiết chế để đảm bảo an toàn cho các đối tượng này ở Việt Nam vẫn đang là "lỗ hổng" rất lớn. Hiện nay, Việt Nam có hơn 24 triệu trẻ em dưới 16 tuổi. Khi công nghệ và internet len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, trẻ em là đối tượng đón nhận nhanh nhất những thông tin trên mạng. Đồng thời, đây cũng là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ nhất của công nghệ và những vấn đề tiêu cực trên mạng internet.

Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước luôn coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển con người. Việt Nam đã có Luật Trẻ em năm 2016; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Luật An toàn thông tin năm 2018; Luật An ninh mạng 2018... liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Luật. Tuy nhiên, trên môi trường mạng internet, còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em.

Toàn cảnh Hội thảoToàn cảnh Hội thảo

Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 - 2025 sẽ lắng nghe ý kiến của trẻ em giúp xây dựng hệ sinh thái số an toàn cho công dân số trẻ của đất nước.

Đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ công an, Đoàn thanh niên, Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp xây dựng và chịu trách nhiệm thực hiện.

Với những kinh nghiệm, hoạt động đã thực hiện liên quan đến nội dung giáo dục công dân số và đồng hành cùng trẻ em an toàn trên môi trường mạng, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đang làm chuyên gia tham vấn, tham gia xây dựng đề án và lấy ý kiến trẻ em cho dự thảo đề án.

Để lắng nghe thêm tiếng nói của trẻ em, năm 2019, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) đã điều phối triển khai Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam. Các kết quả của khảo sát sẽ được công bố trong chương trình Công bố Báo cáo Khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam – Young Voices in Vietnam, diễn ra vào ngày 2/6 tới.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.