47 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Chia sẻ

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến 6h ngày 2/6, tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước là 326 người, chưa có trường hợp nào tử vong. Đặc biệt, sức khoẻ của BN91 là phi công Anh đang tiến triển tốt.

47 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng - ảnh 1
Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) trên cả nước chỉ còn 7.256 người, trong đó: 
Cách ly tập trung tại bệnh viện 23 người; Cách ly tập trung tại cơ sở khác 6.301 người; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 932 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Trong tổng số 35 ca mắc Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 7 ca.Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 10 ca.

Về tình hình sức khoẻ BN91- phi công người Anh, sau khi được chữa khỏi Covid-19, viên phi công người Anh (BN91) được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh sang điều trị tại BV Chợ Rẫy. Tiểu ban Điều trị cho biết, hiện phổi bệnh nhân cải thiện thêm một phần, thông khí phổi đã tăng lên 40% (trước đó là 30% - 20% - 10%). Bệnh nhân vẫn tiên lượng còn nặng vì lưu lượng ECMO còn cao (dù đang giảm dần các thông số) và nhiễm trùng phổi với chủng vi khuẩn rất khó điều trị.

Tại buổi hội chẩn quốc gia về tình hình sức khỏe của bệnh nhân này cuối tuần qua, GS.TS. Ngô Quý Châu - Chủ tịch Hội Hô hấp, quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý BV Bạch Mai đề nghị BV Chợ Rẫy xem xét sử dụng loại thuốc mới trong điều trị nấm cho bệnh nhân, đồng thời thay đổi bằng thuốc tiêm cho người bệnh. Đặc biệt bệnh nhân 91 được quan tâm đặc biệt đến dinh dưỡng để cải thiện cơ hô hấp, cơ hoành...

Dự buổi hội chẩn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng thống nhất với đề nghị này và cho rằng cần quan tâm đến chức năng gan, thận của bệnh nhân.

Nếu nhìn lại một số thời điểm thập tử nhất sinh của bệnh nhân người Anh này khi phổi gần như đông đặc (chỉ còn 10% - 20% - 30% và hiện tăng lên 40% hoạt động) thì kết quả đạt được đến nay đó là một kỳ tích.

Thông tin từ BV Chợ Rẫy cho biết, từ bên trong phòng hồi sức cấp cứu bệnh nhân bắt đầu có những hình ảnh lạc quan về sức khỏe, có các phản ứng biểu cảm khi bác sĩ trò chuyện (ảnh). Bệnh nhân đã có thể tiếp nhận từng thìa dinh dưỡng được các bác sĩ đút, có thể cử động ngón tay, bàn chân, mấp máy môi, nhấp nháy mắt và ông đã rơi nước mắt khi các bác sĩ, điều dưỡng hỏi thăm.

THẢO HƯƠNG 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.