Xúc động những đám cưới “kim cương” mùa dịch Covid-19

Chia sẻ

Dù ở trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, con người ta vẫn luôn sống lạc quan và tìm mọi cách để cuộc sống trở nên ý nghĩa. Việc tổ chức những đám cưới kim cương rất đặc biệt trên thế giới trong mùa Covid-19 đã gây nên những xúc động đặc biệt…

Ông Bob cùng tấm bảng ghi dòng chữ “Dù đã trải qua 67 năm, tình yêu mà anh dành cho em vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu”Ông Bob cùng tấm bảng ghi dòng chữ “Dù đã trải qua 67 năm, tình yêu mà anh dành cho em vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu”

Kỷ niệm 67 năm ngày cưới bên ngoài viện dưỡng lão

Đó là câu chuyện cảm động nhưng cũng không kém phần lãng mạn mà cụ ông Bob (năm nay đã ngoài 90 tuổi) dành cho vợ mình là cụ bà Nancy. Vợ ông hiện đang sống trong một viện dưỡng lão tại thị trấn Stafford, hạt Tolland, bang Connecticut (Hoa Kỳ). Hàng ngày, dù nắng hay mưa, dù ở cách xa viện dưỡng lão, nhưng ông vẫn đều đặn đến thăm và trò chuyện nhằm mang niềm vui cũng như sự lạc quan đến với bà. Thế rồi, dịch SARS-CoV-2 bùng phát đã tạo ra một rào cản ngăn cách hai ông bà khi chính quyền bang ra lệnh cấm tất cả mọi người đến thăm viện dưỡng lão trong 30 ngày và tác động của nó đối với người già. Lệnh cấm này đã khiến ông Bob không thể vào được bên trong viện dưỡng lão thăm vợ mình như thường lệ.

Tuy nhiên, ông đã không để sự bất tiện này làm gián đoạn việc mừng lễ kỷ niệm đám cưới “kim cương” của mình. Ông đã rất khéo léo và kỳ công khi chuẩn bị cả bóng bay và vẽ một tấm biển rất đẹp ghi dòng chữ lớn: “Dù đã trải qua 67 năm, tình yêu mà anh dành cho em vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Chúc em có một lễ kỷ niệm vui vẻ”. Ông giơ thật cao tấm biển này lên trước cửa sổ phòng bà Nancy để bà có thể nhìn thấy nó và cùng ông mừng lễ kỷ niệm đặc biệt của hai vợ chồng. Bà Nancy đã đáp lại cử chỉ ngọt ngào của chồng bằng cách vẫy tay và hôn gió từ cửa sổ phòng ở tầng hai. Ông Bob tiếc nuối: Tôi ước bà ấy có thể xuống dưới này và ăn mừng cùng với tôi, nhưng tôi biết điều đó là không thể”. Cháu gái của ông Bob và bà Nancy, Laura tự hào nói rằng cô đã học được rất nhiều bài học ý nghĩa từ chính tình yêu cũng như từ những sự sẻ chia trong suốt 67 năm chung sống của ông bà mình. “Hành động của ông bà trong buổi lễ kỷ niệm đặc biệt này chỉ là một trong số rất nhiều các ví dụ điển hình về tình cảm và sự chia sẻ mà hai ông bà đã dành cho nhau trong suốt cuộc hôn nhân.

Đoàn xe “diễu hành” mang theo bóng bay và những tấm bảng ghi lời chúc mừng lễ kỷ niệm 73 năm ngày cưới của ông bà Joe và YolandaĐoàn xe “diễu hành” mang theo bóng bay và những tấm bảng ghi lời chúc mừng lễ kỷ niệm 73 năm ngày cưới của ông bà Joe và Yolanda

Thậm chí, tôi chỉ dám ước ao được bằng một nửa của ông bà khi tôi bước chân vào cuộc sống hôn nhân của riêng mình”, Laura nói. Cô cháu gái cũng bật mí thêm rằng chưa từng có bất cứ một lễ kỷ niệm nào trước đây mà hai ông bà lại phải ở “xa” nhau như vậy. Những điều ngọt ngào mà ông Bob và bà Nancy dành cho nhau mỗi ngày luôn là nguồn cảm hứng thú vị và ý nghĩa cho các thế hệ con cháu. Hàng năm, các con, các cháu đều hào hứng đón chờ được nhìn thấy những cách thể hiện tình yêu mới mẻ và ngọt ngào trong các lễ kỷ niệm của hai cụ. Ông Bob nói về vợ mình: “Tôi e rằng bà ấy sẽ không thể nào chịu đựng nổi khi thấy có người phụ nữ khác ở bên cạnh tôi”. Đồng thời, ông cũng khẳng định: “Tôi sẽ không muốn bất kỳ một ai khác ngoài vợ mình”.

“Carnival” kỷ niệm 73 năm ngày cưới

“Những gì chúng tôi được chứng kiến ngày hôm nay thật sự quá khó tin. Nó cho thấy tôi và người vợ yêu dấu của mình đã có những người bạn quá tuyệt vời dù đã 73 năm! Đó đều là những người bạn thân yêu mà chúng tôi đã không có cơ hội được gặp mặt trong suốt một thời gian dài. Đó không phải là sự thật! Nó không hề có thật!”. Đó là những lời nghẹn ngào, xúc động của cụ ông Joe Tenaglio, 98 tuổi, sau khi chứng kiến một đoàn xe gồm một chiếc xe máy cùng hơn 20 chiếc ô tô, với rất nhiều bóng bay, biểu ngữ, những cái vẫy tay và sự hò reo cổ vũ “diễu hành” qua nhà mình nhằm chúc mừng lễ kỷ niệm 73 năm ngày cưới của ông với vợ là bà Yolanda Tenaglio, 96 tuổi. Ông bà sống ở vùng Riviera, Nam Naples được khoảng 3 thập kỷ trước khi ngôi nhà của họ bị phá hủy bởi cơn bão Irma cách đây hai năm rưỡi. Dù phải chịu thiệt hại nặng nề và thậm chí mất đi gần hết mọi thứ họ có, thì điều duy nhất cặp đôi này không hề đánh mất đó là bạn bè. Sau đó, họ di chuyển vào một cộng đồng sống độc lập tại Lely Palms, gần 2 dặm về phía Đông khu phố cũ.

Một trong các xe “diễu hành” mang theo bóng bay cùng một tấm bảng ghi lời chúc được trang trí công phuMột trong các xe “diễu hành” mang theo bóng bay cùng một tấm bảng ghi lời chúc được trang trí công phu

Dù sống ở đâu thì Joe và Yolanda cũng đều được mọi người quý mến và tôn trọng. Những người bạn từ khu phố cũ vẫn đều đặn đến thăm hai ông bà. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát đã làm thói quen này trở nên khó khăn hơn do các lệnh giãn cách xã hội. Và rồi mới đây, cả những người bạn cũ lẫn hàng xóm mới đã quyết định tổ chức một bữa tiệc kỷ niệm bất ngờ cho cặp vợ chồng “đặc biệt” này. Nói là đặc biệt bởi có rất ít cặp đôi có thể đạt được mốc thời gian kết hôn “khủng” lên tới 73 năm như vợ chồng nhà Tenaglio. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể tổ chức một bữa tiệc trong khi vẫn phải tuân thủ nghiêm lệnh giãn cách xã hội? Mọi người quyết định sẽ tổ chức hẳn một lễ “diễu hành” trên những chiếc xe hơi bên ngoài nhà của ông bà Joe và Yolanda. Điều này cho thấy hàng xóm cũ của họ vẫn còn tôn kính và yêu thương họ như thế nào. “Chúng tôi không quên họ có ý nghĩa như thế nào đối với cả cộng đồng của chúng tôi”, ông Cathy Davis, một trong những người tổ chức sự kiện kỷ niệm cho hay.

Tình yêu và sự sẻ chia của hai ông bà luôn là nguồn cảm hứng cho con cháuTình yêu và sự sẻ chia của hai ông bà luôn là nguồn cảm hứng cho con cháu

Những người bạn không chỉ chạy xe quanh nhà ông bà, họ còn hát vang bài hát "Chúc mừng kỷ niệm" và vỗ tay cổ vũ. Không chỉ có nhạc, những tấm bảng ghi lời chúc, bóng bay và diễu hành, họ còn mang theo cả bánh nướng, bánh chuối nướng và bánh brownie (một loại bánh ngọt cổ điển có nguồn gốc từ nước Anh đầu thế kỷ 20). Một số người qua đường tò mò cũng nán lại và vẫy tay chung vui, họ cố gắng tránh chạm vào nhau, cùng trao nhau những lời chào và tạo dáng chụp ảnh. Sau lễ diễu hành, khi những vị khách đã rời đi, cặp đôi quay trở vào nhà của mình. Mặc dù buổi lễ kỷ niệm đã kết thúc nhưng hai ông bà thực sự vẫn chưa hết “sốc”. Ông Joe rưng rưng nước mắt: “Chúa ơi! Tôi vẫn không thể tin những gì vừa diễn ra trước mắt mình”. BàYolanda tiếp lời: “Thật quá tuyệt vời! Đó là một bất ngờ quá lớn đối với chúng tôi”. Tình yêu và sự sẻ chia hiếm có trong suốt 73 năm của hai ông bà dù trong hoàn cảnh khó khăn tột cùng vẫn không thay đổi, cùng sự nhân ái, hoà đồng với mọi người xung quanh thực sự rất đáng trân trọng và ngưỡng mộ. Tình cảm ấy đã chạm tới trái tim của cả cộng đồng cư dân nơi ông bà sinh sống và xứng đáng là một nguồn cảm hứng, một bài học lớn về tình yêu và cách đối nhân xử thế cho các thế hệ con cháu mai sau.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.