Hà Nội: Nỗ lực tăng tính năng động, minh bạch và môi trường cạnh tranh bình đẳng

Chia sẻ

Ngày 5/6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Chỉ thị số 11 về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 với mục tiêu tập trung khắc phục chỉ số, chỉ tiêu giảm hạng hoặc xếp hạng thấp; duy trì cải thiện chỉ số, chỉ tiêu xếp hạng tốt.

TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục  cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong khởi sự kinh doanhTP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong khởi sự kinh doanh.

Chỉ thị nêu rõ: Hầu hết các chỉ số thành phần của Chỉ số PCI có xếp hạng thấp năm 2018 đã cải thiện lên mức khá, trung bình năm 2019. Trong đó, đáng kể nhất là chỉ số tính minh bạch tăng 19 bậc, từ xếp thứ 55 lên 36; chỉ số tiếp cận đất đai được coi là rất khó cải thiện với đặc thù của TP đã có sự chuyển biến đáng kể, tăng 15 bậc từ xếp thứ 56 lên 41… TP tiếp tục duy trì được các chỉ số truyền thống xếp hạng tốt là đào tạo lao động và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số chỉ số và chỉ tiêu cần tiếp tục có biện pháp khắc phục như chỉ số môi trường cạnh tranh bình đẳng, chỉ số gia nhập thị trường. Đối với nhóm 25 chỉ tiêu liên quan đến đánh giá cán bộ công chức của TP tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa nhiều, vẫn còn 9 chỉ tiêu xếp hạng thấp.

Để duy trì Chỉ số PCI năm 2020 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; thực hiện tốt Nghịquyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủyếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 9/11/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai hiệu quả Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 22/4/2020 của UBND TP. Song song với đó, cần tập trung khắc phục chỉ số thành phần, chỉ tiêu có xu hướng giảm, có xếp hạng thấp và trung bình

Cụ thể, với chỉ số môi trường cạnh tranh bình đẳng – chỉ số duy nhất năm 2019 vẫn nằm trong nhóm xếp hạng thấp, Chủ tịch UBND TP giao Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP chủ trì, phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề theo dõi và triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số này; chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của TP tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, các quy hoạch, kế hoạch của thành phố. Hiệp hội phải là đầu mối tiếp nhận thông tin, kiến nghị của doanh nghiệp, chuyển tải thông tin, báo cáo UBND TP để giải đáp, xử lý và tháo gỡ.

Với chỉ số chi phí gia nhập thị trường là chỉ số duy nhất giảm hạng trong năm 2019, xếp thứ 10/63 - UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai các giải pháp để cải thiện và nâng cao, như giữ vững tỷ lệ 100% tổng số hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tiếp nhận thực hiện qua mạng; bảo đảm thời gian giải quyết đúng hạn và sớm trước quy định đối với cả thủ tục đăng ký mới và thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp; phấn đấu 100% thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; 30% hồ sơ trực tuyến được giải quyết đạt mức độ 4; 50% số thủ tục hành chính có quy định tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích…

Với một số chỉ số khác như chỉ số tiếp cận đất đai, tính minh bạch, tính năng động của chính quyền tỉnh và các chỉ tiêu đánh giá về cán bộ công chức… UBND TP giao các sở, ngành thực hiện với các giải pháp cụ thể. Trong đó, nhấn mạnh yêu khẩn trương, nghiêm túc thực hiện công khai, minh bạch thông tin trên trang thông tin điện tử của các đơn vị; cập nhật và hướng dẫn rõ ràng các thông tin về xây dựng, sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính… Thời hạn hoàn thành công việc này trước ngày 30/6/2020. Bên cạnh đó, tiếp tục kiên trì cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong khởi sự kinh doanh; đảm bảo thực thi nghiêm túc những nội dung được đơn giản hoá các quy định về điều kiện kinh doanh; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh trái quy định của pháp luật; xử lý nghiêm những cán bộ công chức không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh.

Các sở, ban, ngành và các địa phương tăng cường chủ động công tác truyền thông tạo sự đồng thuận xã hội trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ động xây dựng hình ảnh của đơn vị, đóng góp vào hình ảnh của TP: “Xây dựng chính quyền phục vụ - Lấy người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ”.

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.