Triều Tiên họp Bộ Chính trị lần thứ ba trong năm 2020

Chia sẻ

Yonhap dẫn nguồn tin từ Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 8-6 cho biết, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị của đảng Lao động Triều Tiên để thảo luận về các biện pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất. Các vấn đề liên Triều và các vấn đề bên ngoài khác không nằm trong chương trình nghị sự.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị của đảng Lao động Triều Tiên ngày 8-6.Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị của đảng Lao động Triều Tiên ngày 8/6.

Cuộc họp diễn ra chỉ hai ngày sau khi Triều Tiên đe dọa sẽ đóng cửa văn phòng liên lạc giữa Bình Nhưỡng và Seoul vì cho rằng Hàn Quốc đã rải truyền đơn chống phá Triều Tiên ở khu vực biên giới hai nước.

Theo KCNA, cuộc họp đã thảo luận sâu về một số vấn đề quan trọng phát sinh trong việc phát triển hơn nữa nền kinh tế tự cung tự cấp của đất nước và cải thiện mức sống của người dân. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành hóa chất, gọi đó là "nền tảng của ngành công nghiệp và là lực đẩy lớn của nền kinh tế quốc gia".

Đặc biệt, ông Kim Jong-un kêu gọi phát triển "công nghiệp hóa chất C1", một dự án khí hóa than mà Triều Tiên đã tìm kiếm trong nhiều năm để đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện điều kiện sống của người dân, kêu gọi “nhà nước đưa ra các biện pháp mạnh mẽ” về vấn đề này và yêu cầu xây dựng thêm nhà ở. Tuy nhiên, KCNA cho biết, cuộc họp không đề cập đến các vấn đề liên Triều, đặc biệt là sự kiện Hàn Quốc rải truyền đơn chống phá Bình Nhưỡng.

Hôm 5-6, Cục Mặt trận thống nhất, cơ quan đặc trách quan hệ liên Triều đã đưa ra tuyên bố rằng, họ sẽ rút lại văn phòng liên lạc, biện pháp đầu tiên trong một loạt các biện pháp mà bà Kim Yo-jong, em gái của ông Kim Jong-un, tuyên bố thực hiện trừ khi Seoul dừng lại việc rải truyền đơn. Bà Kim Yo-jong đồng thời cảnh báo sẽ dỡ bỏ một khu công nghiệp đang bị đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong và hủy bỏ một thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự dọc biên giới liên Triều.

Hai miền Triều Tiên đã ký Tuyên bố Panmunjom và thỏa thuận quân sự năm 2018 chủ yếu nhằm giảm căng thẳng xuyên biên giới, nhưng nhiều thỏa thuận giữa hai nước đã không được thực hiện trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ đang bị đình trệ.

Văn phòng liên lạc tại Kaesong được ra mắt vào tháng 9-2018 như một phần trong nỗ lực tạo điều kiện liên lạc và hợp tác xuyên biên giới theo thỏa thuận của nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên trong hội nghị thượng đỉnh được tổ chức cùng năm. Đầu năm nay, hai miền Triều Tiên đã tạm thời đóng cửa văn phòng vì lo ngại về đại dịch Covid-19, nhưng hai bên vẫn liên lạc qua điện thoại và máy fax.

Đây là cuộc họp Bộ Chính trị lần thứ ba của đảng Lao động Triều Tiên từ đầu năm đến nay. Hai cuộc họp trước đó, được tổ chức vào tháng 2 và tháng 4, chủ yếu đề cập đến các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.

 KIM PHƯỢNG/HNM

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/969510/trieu-tien-hop-bo-chinh-tri-lan-thu-ba-trong-nam-2020

Tin cùng chuyên mục

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

(PNTĐ) - Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng tốc độ, một làn sóng lo ngại mới đang xuất hiện trong giới công nghệ: các hệ thống AI tiên tiến nhất hiện nay bắt đầu thể hiện hành vi lừa dối, thao túng, thậm chí đe dọa chính những người tạo ra chúng.
Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Cộng hòa Italia, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi chào xã giao Giáo hoàng Leo XIV tại Tòa thánh Vatican. Tại cuộc gặp, Giáo hoàng cho biết dù mới đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Tòa thánh chưa lâu nhưng ông đã được thông tin đầy đủ về tiến triển tích cực trong quan hệ giữa hai bên thời gian qua.
Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

(PNTĐ) - Tại Nhật Bản, những ngôi nhà từng xảy ra án mạng, tự tử hoặc những cái chết cô độc, không ai phát hiện trong thời gian dài, thường được gọi là “jiko bukken”, hay còn được hiểu là “bất động sản không may mắn”. Trước đây, loại bất động sản này gần như không có người hỏi mua hoặc thuê do bị xem là mang điềm gở. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng căng thẳng, xu hướng này đang dần thay đổi.