800 nữ giúp việc gia đình được nhận hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng

Chia sẻ

Dịch Covid-19 ập đến quá bất ngờ, những người phụ nữ ấy trở nên lao đao vì đồng lương nuôi con bỗng chốc là con số 0.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lao động nữ làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức đã phải đối mặt với việc cắt giảm giờ làm và thậm chí là thất nghiệp. Điều này dẫn đến nhiều áp lực kinh tế nặng nề đối với nhóm đối tượng này khi họ vẫn phải chi trả chi phí sinh hoạt, hóa đơn điện nước,… trong khi bị giảm thiểu hoặc gần như mất toàn bộ thu nhập.

Giúp việc gia đình - một dịch vụ lao đao vì COVID-19Giúp việc gia đình - một dịch vụ lao đao vì COVID-19

JupViec.vn - một công ty công nghệ cung cấp nền tảng kết nối nhu cầu giúp việc của khách hàng và người lao động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thông qua ứng dụng trên điện thoại di động đã ghi nhận một sự sụt giảm rõ rệt về số lượng đơn hàng trên nền tảng của mình so với cùng kỳ năm ngoái, đồng nghĩa với người giúp việc cũng bị giảm thu nhập đáng kể. Anh Phan Hồng Minh, Giám đốc JupViec.vn chia sẻ rằng: "8 năm đi vào hoạt động, công ty chưa từng để nhân viên bị chậm lương một ngày nào. Cho đến khi dịch Covid-19 xảy đến, tất cả trở nên đảo lộn. Từ lãnh đạo đến nhân viên "mất ngủ", mong mỏi tìm ra hướng đi thoát khỏi thời kỳ sụt giảm thu nhập này. Dù chúng tôi chấp nhận thua thiệt nhiều hơn để cố gắng đảm bảo tốt nhất có thể thu nhập cho nhân viên, nhưng chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng, mình cần phải tìm kiếm thêm sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhất là nguồn hỗ trợ từ các tổ chức xã hội. Có như vậy, các chị em mới bớt khó khăn và không bỏ việc".

Sáng ngày 12/6/2020, hơn 800 phụ nữ hiện là nhân viên giúp việc gia đình trực thuộc JupViec.vn đã nhận được khoản hỗ trợ tiền mặt với tổng giá trị hơn 1,6 tỷ đồng để góp phần khắc phục ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ hợp tác giữa Mastercard và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam nhằm hỗ trợ lao động nữ trong nước. Tùy theo mức độ ảnh hưởng và hoàn cảnh gia đình, mỗi người sẽ được nhận tối đa 3 triệu đồng/người theo hình thức chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của người nhận.

Tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng đã được trao đến 800 nữ giúp việc gia đìnhTổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng đã được trao đến 800 nữ giúp việc gia đình

“Thông qua cách làm này, chúng tôi mong rằng người nhận hỗ trợ có thể chủ động quyết định việc chi tiêu, sử dụng nó tùy theo hoàn cảnh và ưu tiên khác nhau của mỗi cá nhân, gia đình”, bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cho biết.

“Thay mặt cho hơn 800 nhân viên giúp việc, chúng tôi cảm ơn Mastercard và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã cung cấp gói hỗ trợ nhân đạo vừa kịp thời, vừa minh bạch và đầy ý nghĩa này”, anh Minh gửi lời cảm ơn.

Khảo sát nhanh của CARE tại Việt Nam và JupViec.vn cho thấy đa số phụ nữ nhận hỗ trợ sẽ dùng khoản tiền này để chi trả chí phí sinh hoạt hàng ngày, trả tiền nợ thuê nhà, thuốc thang, trả nợ, đóng tiền học cho con và trang trải cuộc sống  nói chung. Với những nhân viên giúp việc theo giờ đang làm nhiều việc khác như bán hàng hay bán đồ ăn trực tuyến, may gia công tại nhà, làm móng, thu mua phế liệu,…. khoản tiền này còn được dùng để có thêm vốn kinh doanh, buôn bán nhỏ. Với những người làm giúp việc gia đình toàn thời gian thông qua JupViec.vn, họ dự định dùng tiền để mua dụng cụ lau dọn, xăng xe, nạp tiền điện thoại và dung lượng dữ liệu Internet để sử dụng ứng dụng (‘app’) phục vụ công việc.

Thay mặt các chị em giúp việc, chị Trần Thị Hân đã gửi lời cảm ơn chân thành tới sự hỗ trợ này của Mastercard và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam.Thay mặt các chị em giúp việc, chị Trần Thị Hân đã gửi lời cảm ơn chân thành tới sự hỗ trợ này của Mastercard và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam.

Những giọt nước mắt xúc động đã rơi. Các chị - là những nhân viên giúp việc với đủ hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là lao đao vì dịch Covid-19. Có thể, các chị chẳng màng đến sức khỏe, cá nhân mình, nhưng không có chi phí cho chồng chữa bệnh, hay con cái chỉ biết ăn cơm với nước mắm khiến các chị luôn cảm thấy bất lực. Thay mặt các chị em giúp việc, chị Trần Thị Hân đã gửi lời cảm ơn chân thành tới sự hỗ trợ này của Mastercard và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam.

Phụ nữ làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, đồng thời họ cũng là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Trong giai đoạn đầy bất an hiện nay, khó khăn kinh tế sau đại dịch có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ hơn cả những gì dịch bệnh tạo nên. Vì vậy, việc bảo vệ và hỗ trợ người dân trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Anh Trần Mạnh Hùng, phụ trách mảng Cứu trợ của tổ chức CARE Việt Nam cho biết: "Không chỉ có những hỗ trợ về vật chất, chúng tôi sẽ tìm ra các biện pháp hỗ trợ đối tượng phụ nữ yếu thế hiểu hơn về các chính sách, quyền lợi để phát triển hơn trong công việc của mình".

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.